Bấm huyệt chữa đầy bụng khó tiêu có mang lại hiệu quả tốt?
Bấm huyệt chữa đầy bụng, khó tiêu là phương pháp chữa bệnh y học cổ truyền được nhiều người bệnh lựa chọn. Chữa đầy bụng khó tiêu bằng bấm huyệt hiệu quả như thế nào? Cách bấm huyệt ra sao? Cần lưu ý những điều gì?
Bấm huyệt chữa đầy bụng khó tiêu có hiệu quả không?
Đầy bụng, khó tiêu là một chứng bệnh thường gặp, chủ yếu hình thành bởi thói quen tiêu hóa. Hiện nay, đầy bụng, khó tiêu không chỉ còn là vấn đề của tuổi già, mà thực tế rất nhiều người trẻ mắc chứng bệnh này.
Có nhiều phương pháp khác nhau chữa đầy bụng, khó tiêu từ Tây y đến Đông y, trong đó bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh khá đơn giản, an toàn mà hiệu quả mang lại cao.
Liệu pháp bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc sử dụng lực bàn tay tác động đến các huyệt vị trên cơ thể, giúp điều hòa, lưu thông khí huyết toàn thân, giải phóng tình trạng ứ trệ, tăng cường khả năng tự phục hồi của cơ thể.
Phương pháp này đã được áp dụng trong việc điều trị rất nhiều loại bệnh, có thể kể đến: bệnh chữa bệnh xương khớp; bệnh về hệ thần kinh như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ; bệnh về hệ tiêu hóa như táo bón, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi…
Đặc biệt, bấm huyệt giúp kích thích nhu động ruột và tác động đến hoạt động co bóp của dạ dày, từ đó thúc đẩy quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì vậy, bấm huyệt trị khó tiêu, đầy bụng là phương pháp y học cổ truyền hiệu quả, được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn.
Tuy nhiên, bấm huyệt chữa đầy bụng khó tiêu chỉ mang lại tác dụng nhất định, khi tình trạng đầy bụng, khó tiêu của bạn ở mức thông thường. Nếu trường hợp tình trạng bệnh nặng liên quan đến dạ dày thì người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám cẩn thận và có phương pháp chữa trị chuyên sâu hơn.
Cách xoa bóp, bấm huyệt chữa đầy bụng khó tiêu
Bấm huyệt chữa đầy bụng, khó tiêu không quá khó nhưng phải nắm bắt được kỹ thuật cũng như vị trí của các huyệt trên cơ thể để xoa bóp, bấm huyệt một cách chính xác, mang lại hiệu quả cao.
Xoa bóp trước khi bấm huyệt chữa đầy bụng khó tiêu
Xoa bóp thường được thực hiện trước làm bước đệm chuẩn bị cho bấm huyệt. Xoa bóp giúp người bệnh lưu thông tuần hoàn máu và làm nóng cơ thể trước khi bấm huyệt chữa khó tiêu.
Đối với chứng đầy bụng, khó tiêu, bệnh nhân nên xoa bóp kinh Tam tiêu với 3 vị trí: Hạ tiêu, Trung tiêu, Thượng tiêu. Để tiến hành xoa bóp, người bệnh nằm trên giường và co nhẹ hai chân.
- Xoa hạ tiêu (vùng bụng dưới): Người thực hiện một tay nắm lại, tay còn lại úp lên trên để tăng áp lực. Thực hiện xoa bóp vòng một chiều khoảng 10 – 20 lần, rồi tiếp tục xoa theo chiều ngược lại cũng 10 – 20 lần.
- Xoa trung tiêu (vùng bụng trên): Thực hiện xoa bóp mỗi chiều khoảng 10 – 20 lần, kỹ thuật tương tự như xoa bóp vùng Hạ tiêu.
- Vuốt cạnh sườn: Tiến hành vuốt từ xương sườn cụt đi theo bờ sườn đến vùng mỏm xương ức, mỗi bên sườn thực hiện 10 lần. Động tác vuốt cạnh sườn có tác dụng rất tốt cho gan và lách.
- Xoa thượng tiêu (vùng ngực): Người thực hiện xòe một bàn tay ra áp lên ngực, bàn tay còn lại úp chồng lên trên. Xoa vòng trên vùng ngực theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 – 20 lần, sau đó xoa đổi chiều ngược lại cũng khoảng 10 – 20 lần.
- Vuốt bụng: Sau khi xoa tam tiêu xong, người thực hiện nắm nhẹ hai tay lại, vuốt từ vùng Hạ tiêu lên Trung tiêu, rồi lên Thượng tiêu khoảng 5 – 10 lần. Vuốt bụng giúp điều hòa khí huyết ở vùng bụng, làm khỏe cơ bụng, chữa sa tạng phủ.
Nên tiến hành liệu pháp bấm huyệt thường xuyên vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ, để đạt được hiệu quả mong muốn người bệnh cần lặp lại đều đặn mỗi ngày.
Thực hiện bấm huyệt chữa đầy bụng khó tiêu
Bạn đang thắc mắc đầy bụng, ợ hơi, ăn không tiêu bấm huyệt nào mới hiệu quả? Dưới đây là gợi ý những huyệt cơ bản hỗ trợ chữa trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
- Huyệt Công tôn: Huyệt vị này nằm ở mặt trong của bàn chân, là giao nhau giữa phần thân và đầu xương ngón cái. Bấm huyệt Công tôn sẽ mang tác dụng chữa đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi do dạ dày hư yếu.
- Huyệt Túc tam lý: Đây là huyệt vị nằm ở vị trí ngoài gối, bên dưới xương bánh chè khoảng 3 thốn. Bấm huyệt Túc tam lý mang lại tác dụng đả thông kinh lạc, bổ hư nhược, điều trung khí. Huyệt vị này nếu biết cách tác động sẽ mang lại hiệu quả tốt khi bấm huyệt đầy bụng, khó tiêu, táo bón, đau dạ dày,…
- Huyệt Thái xung: từ giữa kẽ chân của ngón chân cái và ngón chân trỏ dịch lên mu bàn chân khoảng 3 – 4cm là vị trí của huyệt Thái xung, đối với người lớn. Huyệt Thái xung được bấm đúng vị trí, kỹ thuật sẽ mang lại tác dụng hiệu quả trong bấm huyệt chữa ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu.
- Huyệt Tam âm giao: Huyệt này nằm ở mặt trong xương chày, từ đỉnh mắt cá chân đo lên khoảng 3 khúc. Tác động vào huyệt Tam âm giao có tác dụng hiệu quả trong bấm huyệt đầy hơi, chướng bụng, và suy nhược, rối loạn tiêu hóa.
- Huyệt Trung quản: Huyệt Trung quản có vị trí nằm cách rốn khoảng 4 thốn thẳng lên trên, nằm giữa hai bên sườn. Khi bấm vào huyệt Trung quản sẽ giúp chữa chứng đầy hơi, ăn không tiêu, ợ chua, tiêu chảy,…
- Huyệt Nội quan: Huyệt Nội quan nằm ở phía mặt trong của cổ tay và đo lên khoảng 2 thốn. Bên cạnh việc trị các triệu chứng do rối loạn tiêu hóa, huyệt Nội quan còn giúp trị các chứng hồi hộp, say tàu xe.
- Huyệt Đản trung: Nằm ở vị trí giữa bờ xương ức với đường ngang nối hai đầu núm vú, bấm huyệt Đản trung có tác dụng chữa trị các chứng đau ngực, hen suyễn, đầy bụng, khó tiêu.
- Huyệt Hợp cốc: Huyệt Hợp cốc nằm ở vị trí phần lõm giữa ngón trỏ và ngón tay cái. Bấm huyệt vị này giúp khu phong, giải nhiệt và thanh tiết phế khí. Mang lại tác dụng chữa trị đầy bụng, ăn không tiêu hiệu quả.
- Huyệt Phong long: Có vị trí nằm trên đỉnh mắt cá chân ngoài, đo lên 8 thốn. Huyệt này giúp hóa đờm thấp, hòa vị khí, trị chứng hen suyễn, ho có đờm và khó tiêu.
- Huyệt Hạ quản: cách rốn 2 thốn đo thẳng lên là vị trí của huyệt Hạ quản. Huyệt này có tác dụng trị các chứng đau dạ dày, đau bụng, trướng cổ, ăn không tiêu…Tuy nhiên, cần phải lưu ý phụ nữ mang thai từ tháng thứ 5 trở nên tuyệt đối không bấm huyệt Hạ quản, có thể sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và em bé.
- Huyệt Toàn cơ: Huyệt này nằm ở giữa hai bờ xương quai xanh. Khi bấm huyệt Toàn cơ sẽ làm giảm cơn đau bụng, đầy hơi, chướng bụng và giảm tình trạng hen suyễn.
- Huyệt Thượng quản: Huyệt này nằm ở vị trí cách lỗ rốn 5 thốn đo thẳng lên. Tác động vào huyệt Thượng quản có tác dụng chữa các bệnh về dạ dày và tim.
- Huyệt Vị du: Huyệt nằm ở dưới gai đốt sống lưng thứ 12. Huyệt Vị du mang tác dụng tiêu trệ, điều hòa vị khí và hóa thấp. Huyệt này giúp chữa các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm, loét dạ dày, tá tràng, sa dạ dày, liệt cơ bụng và chứng tiêu chảy mãn tính.
- Huyệt Chương môn: Huyệt Chương môn là huyệt nằm ở đầu xương sườn thứ 11. Khi thực hiện bấm huyệt Chương môn, tác động vào huyệt vị này sẽ có thể chữa nhiều bệnh như đau tức hông sườn, viêm gan, tiêu chảy và khả năng tiêu hóa hạn chế.
- Huyệt Tỳ du: Huyệt Tỳ du nằm ở vị trí dưới gai sống lưng thứ 11, có tác dụng trị cơ bụng liệt, loét dạ dày và tiêu chảy mãn tính.
- Huyệt Dương lăng tuyền: huyệt Dương lăng tuyền nằm ở mặt ngoài của bắp chân, vị trí phần lõm dưới đầu ngỏ xương mác. Bấm huyệt này giúp người bệnh chữa các chứng như nôn trớ, ợ chua và viêm túi mật.
- Huyệt Nội đình: Đây là huyệt nằm ở vị trí giữa ngón chân trỏ và ngón chân giữa. Huyệt Nội đình giúp giảm nhiệt, lưu thông khí huyết, trị chứng đau dạ dày, viêm ruột, đau đầu.
Tuy nhiên, phải kết hợp bấm huyệt với xoa bóp, nếu chỉ bấm huyệt không có thể làm các huyệt bầm tím, sưng đau khi sử dụng lực mạnh.
Khi bấm huyệt chữa đầy bụng, khó tiêu cần lưu ý những điều gì?
Xoa bóp bấm huyệt chữa đầy bụng, khó tiêu là phương pháp điều trị theo y học cổ truyền khá an toàn, ít gây tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng. Dù vậy, bạn phải lưu ý những điều sau để tránh mắc sai lầm và đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất:
- Không nên bấm huyệt với phụ nữ đang mang thai vì rất nguy hiểm nếu thực hiện sai kỹ thuật. Nếu muốn sử dụng phương pháp này, bạn nên tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn.
- Phải chắc chắn vị trí các huyệt vị thì mới tiến hành bấm huyệt chữa đầy bụng khó tiêu. Có những vị trí là tử huyệt, nếu không xác định đúng rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
- Phải vệ sinh tay sạch sẽ, cắt móng tay trước khi bấm huyệt. Móng tay dài và không sạch sẽ có thể gây xước da hoặc nhiễm trùng cho người bệnh.
- Không nên bấm huyệt đối với những người da bị lở loét, viêm sưng hay nhiễm trùng. Việc tác động vào những vị trí này dễ khiến vùng da bị đau nhức, trầm trọng hơn.
- Khi tiến hành xoa bóp, bấm huyệt chữa đầy bụng khó tiêu, cần điều phối lực bàn tay một cách phù hợp. Sử dụng lực quá mạnh sẽ khiến các huyệt đau nhức, bầm tím, không mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Cùng với bấm huyệt, người bệnh phải xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Không ăn nhiều đồ ăn cay nóng, không sử dụng đồ uống có cồn, có ga; hạn chế thức khuya, có bài luyện tập thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày.
- Nên lựa chọn một địa chỉ bấm huyệt uy tín để bấm huyệt chữa đầy bụng khó tiêu. Xoa bóp, bấm huyệt tại nhà nếu không có kỹ thuật sẽ có thể xảy ra sơ sót, gây biến chứng. Hãy đến ngay một cơ sở bấm huyệt với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, có trang thiết bị hiện đại để tránh rủi ro không đáng có.
Bấm huyệt là một trong những phương pháp chữa bệnh hiệu quả và an toàn. Với những thông tin trên về cách bấm huyệt và những lưu ý, mong rằng bạn đã có thêm vốn hiểu biết về bấm huyệt chữa đầy bụng khó tiêu và sớm lựa chọn cho mình một phương pháp chữa bệnh tốt nhất.
Xem thêm:
The post Bấm huyệt chữa đầy bụng khó tiêu có mang lại hiệu quả tốt? appeared first on Đông Phương Y Pháp.
Nhận xét
Đăng nhận xét