Bấm huyệt dưỡng thận: Phương pháp y học cổ truyền an toàn và hiệu quả
Thận là một trong những cơ quan có vai trò quan trọng nhất, có tác động trực tiếp đến thể trạng của con người. Vì vậy, dưỡng thận là điều vô cùng cần thiết mà chúng ta không thể bỏ qua. Hiện nay, nhiều người lựa chọn phương pháp bấm huyệt dưỡng thận bởi độ an toàn cao, tiết kiệm mà vẫn mang lại hiệu quả rất tốt.
Các bước bấm huyệt dưỡng thận
Bấm huyệt dưỡng thận là phương pháp mang đến hiệu quả nhanh chóng, tích cực. Các thao tác massage, bấm huyệt giúp bổ thận cũng rất đơn giản.
Để bấm huyệt bổ thận, bạn chỉ cần thực hiện các bước cơ bản sau:
Bước 1: Lựa chọn thời điểm thực hiện liệu pháp phù hợp.
- Theo các chuyên gia, thời điểm phù hợp nhất để bấm huyệt dưỡng thận, giải độc tố là khoảng 5 – 7 giờ sáng. Đây là thời điểm mà gan thận có khả năng loại độc tố một cách tốt nhất.
- Thực hiện bấm huyệt bổ thận kiên trì, thường xuyên vào buổi sáng sớm sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho thận, gan và các cơ quan có nhiệm vụ đào thải khác.
Bước 2: Tiến hành bấm huyệt
- Xác định đúng vị trí các huyệt đạo, dùng một lực vừa đủ để bấm huyệt.
- Nhẹ nhàng di chuyển đến các vị trí xung quanh huyệt để làm nóng vùng huyệt đạo, từ đó tăng cường khả năng tuần hoàn máu, lưu thông kinh mạch tại các huyệt đạo quan trọng.
Bước 3: Thực hiện các động tác xoa bóp nhẹ nhàng
- Sau khi bấm huyệt, bạn cần thực hiện một số động tác xoa bóp nhẹ nhàng lên các vùng da thịt đã bấm huyệt.
- Bước này mang đến tác dụng tạo cảm giác thư giãn và thoải mái cho từng mạch máu, cơ bắp.
Bước 4: Một số thao tác khác
- Đối với một số huyệt đạo quan trọng trong bấm huyệt bổ thận âm có vị trí dưới gan bàn chân, ngoài bước massage, chúng ta nên kết hợp liệu pháp ngâm chân nước muối ấm trước khi đi ngủ.
- Thao tác này có tác dụng tạo giấc ngủ sâu và ngon giấc, giúp cho quá trình bấm huyệt dưỡng thận diễn ra vào sáng hôm sau đạt hiệu quả tốt hơn, tăng cường chức năng phục hồi của thận sau một đêm thực hiện đào thải độc tố cho cơ thể.
Vị trí các huyệt đạo trong bấm huyệt dưỡng thận
Thực hiện bấm huyệt dưỡng thận mỗi ngày tại đúng vị trí huyệt đạo sẽ giúp sức khỏe của bạn được nâng lên đáng kể.
Huyệt đan điền
- Vị trí: Huyệt đan điền nằm ở dưới rốn, chỉ cách rốn khoảng 5 cm.
- Tác dụng: Bấm huyệt tại vị trí huyệt đan điền sẽ tác dụng lên một số cơ quan như lá lách và thận, giúp làm mát gan, bổ thận.
- Cách thực hiện: Bạn xoa hai bàn tay vào nhau cho đến khi nóng lên, áp bàn tay vào vị trí huyệt đan điền và xoa theo vòng tròn. Sau đó, bạn dùng ngón tay cái ấn vào huyệt cho tới khi cảm thấy vùng bụng dưới hơi căng tức.
Bấm huyệt bổ thận tại huyệt dũng tuyền
- Vị trí: Huyệt dũng tuyền có vị trí rất dễ xác định, huyệt nằm ngay ở chỗ lõm tại gan bàn chân.
- Tác dụng: Bấm huyệt dung tuyền mang đến tác dụng dưỡng khí, giúp lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, giúp cho tim và thận được thông suốt, tránh hiện tượng tắc nghẽn.
- Cách thực hiện: Bạn có thể bấm huyệt dung tuyền bằng các bước sau rất đơn giản. Đầu tiên, bạn ngồi bằng ở trên mặt đất, sau đó dùng ngón trỏ tay phải bấm lên huyệt chân trái và ngược lại với chân còn lại. Tiếp tục thực hiện massage và day ấn cho đến khi bàn chân ấm lên.
Huyệt thái xung và thái khê
- Vị trí: Huyệt thái xung có vị trí ở mặt trên bàn chân, tại chỗ lõm giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai. Còn huyệt thái khê nằm ở mặt trong của bàn chân, sau mắt cá chân, tại vùng lõm gần gót chân.
- Tác dụng: Đây cũng là hai huyệt đạo ở bàn chân có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thận. Bấm huyệt dưỡng thận tại huyệt thái xung và huyệt thái khê sẽ giúp thận của bạn nhanh chóng khỏe mạnh và hạn chế một số căn bệnh.
- Cách thực hiện: Thực hiện các thao tác massage, bấm huyệt nhẹ nhàng tại 2 vị trí huyệt đạo này trong vòng 2 – 3 phút.
Bấm huyệt dưỡng thận tại huyệt thận du và mệnh môn
- Vị trí: Huyệt thận du có vị trí nằm gần thắt lưng, ở dưới gai đốt sống lưng số hai và lệch về bên trái khoảng 4 – 5 cm. Huyệt mệnh môn nằm ở dưới mỏm ngang của đốt sống thắt lưng L2.
- Tác dụng: Massage, bấm huyệt thận du và huyệt mệnh môn giúp trị thận hư, bổ thận, tráng dương và cải thiện chức năng sinh lý một cách nhanh chóng, hiệu quả.
- Cách thực hiện: Bấm huyệt dưỡng thận tại hai huyệt đạo này bằng cách dùng ngón tay cái day, ấn từ nhẹ đến mạnh lên vị trí huyệt. Thực hiện trong khoảng 2 – 3 phút đến khi cảm thấy hơi tê và đau ở vùng thắt lưng.
Massage, bấm huyệt vùng tai
Ngoài các vị trí bấm huyệt dưỡng thận kể trên, xoa tai cũng mang đến hiệu quả trong điều chỉnh chức năng của thận.
Cách thực hiện:
- Xoa hai tay vào nhau cho đến khi hai bàn tay ấm lên rồi áp tay lên tai, tiến hành xoa khắp vùng tai.
- Sử dụng ngón tay trỏ và ngón tay cái vuốt nhẹ lên vành tai trong khoảng 3 phút đến khi tai ấm lên.
- Dùng ngón tay kẹp vành tai và kéo nhẹ xuống khoảng 15 – 18 lần.
- Sau khi thực hiện các thao tác trên, bạn sẽ cảm thấy thư thái, thoải mái hơn.
Công dụng của phương pháp bấm huyệt dưỡng thận
Liệu pháp bấm huyệt giúp bổ thận, tráng dương. Ngoài ra, các thao tác bấm huyệt, massage còn mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Cụ thể phải kể đến:
- Cải thiện tinh thần, tạo tinh thần thoải mái, thư giãn.
- Giúp cho làn da tươi trẻ trẻ và ngăn ngừa được lão hóa.
- Giảm nguy cơ mắc một số căn bệnh về tim mạch, tuần hoàn máu và bệnh xương khớp.
- Bấm huyệt dưỡng thận giúp nam giới mạnh mẽ hơn về sinh lý, lấy lại sự tự tin và bản lĩnh của người đàn ông.
Vì vậy, có thể nói bấm huyệt dưỡng thận là một phương pháp nên áp dụng và duy trì thực hiện mỗi ngày để có một sức khỏe tốt hơn.
Một số lưu ý khi bấm huyệt dưỡng thận
Bấm huyệt dưỡng thận là phương pháp an toàn, không có sự can thiệp của y tế, kết hợp với việc thay đổi một số thói quen sinh hoạt để giúp thận luôn khỏe mạnh.
Khi bấm huyệt bổ thận, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Bấm huyệt dưỡng thận là phương pháp giúp tiết kiệm chi phí, độ an toàn cao. Tuy nhiên, cần lựa chọn địa chỉ bấm huyệt uy tín, chất lượng để không gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Một số tác dụng phụ khi bấm huyệt mà chúng ta có thể gặp phải như đau nhức tại các vị trí bấm huyệt, bầm tím, sưng nhẹ, buồn nôn… Lúc này, bạn cần điều chỉnh lại lực, chú ý thực hiện chính xác các thao tác.
- Không thực hiện bấm huyệt bổ thận cho các trường hợp sau: Phụ nữ đang trong thời gian mang thai, nhất là cuối thai kỳ; không bấm huyệt trên vùng da đang bị nhiễm trùng, có vết thương hở hay lở loét; người bị tắc nghẽn mạch máu, viêm dây thần kinh tọa…; người đang áp dụng các liệu pháp chống đông máu. Chính vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ, người có chuyên môn trước khi thực hiện liệu trình bấm huyệt dưỡng thận.
- Đối với người có tiền sử giãn tĩnh mạch, cần thận trọng khi thực hiện bấm huyệt.
- Không thực hiện bấm huyệt dưỡng thận khi tâm lý không ổn định, tránh gây hoảng loạn, lo âu.
- Báo với chuyên viên thực hiện bấm huyệt nếu bạn mắc một số vấn đề về xương khớp để tránh gây ra các tổn thương lên cơ quan này.
- Nếu thực hiện bấm huyệt tại nhà, người thực hiện cần xác định đúng vị trí huyệt đạo, đồng thời cắt móng tay gọn gàng để tránh các tổn thương lên da và các mô mềm.
- Ngoài phương pháp bấm huyệt, cần kết hợp hoạt động thể chất thường xuyên, xây dựng thói quen ăn uống khoa học để nâng cao thể trạng, đồng thời cải thiện các chức năng của thận.
Bài viết đã cung cấp một số thông tin về cách bấm huyệt dưỡng thận, vị trí huyệt đạo và các lưu ý. Ngoài ra, tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người, người có hoặc không mắc bệnh về thận, các bác sĩ sẽ tư vấn và điều chỉnh phương pháp bấm huyệt cho phù hợp.
Xem thêm:
The post Bấm huyệt dưỡng thận: Phương pháp y học cổ truyền an toàn và hiệu quả appeared first on Đông Phương Y Pháp.
Nhận xét
Đăng nhận xét