Huyệt hợp cốc là gì? Phương pháp bấm huyệt hợp cốc chữa bệnh

Huyệt hợp cốc là một trong những huyệt vị có vị trí quan trọng trên cơ thể. Theo Đông y, huyệt này nằm ở vị trí “đắc địa” nên có nhiều công dụng trong việc trị liệu. Để nắm rõ hơn về tác dụng, cách xác định vị trí cũng như cách bấm huyệt, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Huyệt hợp cốc là gì? Cách xác định vị trí huyệt chính xác nhất

Huyết này còn có tên gọi khác là huyệt Hổ Khẩu, thuộc đường kinh Đại trường (đại tràng), huyệt thứ 4. Hợp cốc nằm trên mu bàn tay, tại vị trí giao nhau (hợp) của miệng hang (cốc) (như hình minh hoạt) do đó mà huyệt vị có tên là hợp cốc

Vì nằm ở vị trí đặc biệt nên huyệt hợp cốc có ý nghĩa quyết định đến sự hoạt động của kinh mạch. Theo Đông y, hợp cốc là “khi thuốc quý”, là huyệt bị “vạn năng” trong quá trình điều trị bệnh

Vị trí huyệt hợp cốc
Vị trí huyệt hợp cốc

Trong các tài liệu nghiên cứu về huyệt vị, hợp cốc là điểm nối kinh mạch từ mu bàn tay cho đến cơ quan đại tràng thông qua hàng trăm mao mạch nhỏ. Vì thế trong hàng trăm huyệt đạo trên cơ thể, hợp cốc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự vận hành của lục phủ, ngũ tạng trong cơ thể. 

Theo tài liệu Đông y huyệt Hổ Khẩu nằm ở bờ ngoài, giữa xương các ngón tay. 

Cách xác định như sau:

  • Cách 1: Khép ngón cái và trỏ vào nhau, hợp cốc nằm ở điểm cao nhất của phần cơ giữa ngón cái và trỏ
  • Cách 2: Xòe rộng ngón cái và trỏ, dùng nếp gấp ngón cái của tay còn lại đặt vào điểm nối giữa hai ngón đang xòe rộng. Vị trí mà đầu ngón tay chạm vào chính là huyệt hợp cốc, khi day mạnh sẽ ê, tức
Công dụng của huyệt hợp cốc
Công dụng của huyệt hợp cốc

Huyệt hợp cốc có tác dụng gì?

Hợp cốc có công dụng phát biểu, trấn thống, giải nhiệt, khu phong, phế khí. Không chỉ có tác dụng trong trị liệu, huyệt này còn có công dụng trong võ thuật cổ truyền. 

Trong trị liệu

Theo các tài liệu nghiên cứu về huyệt vị, hợp cốc có tác dụng trị liệu tương đối lớn. Thậm chí ở một số tài liệu từ Trung Quốc, huyệt vị này được ghi chép là có thể chữa hơn 90 các loại bệnh từ nặng đến nhẹ. 

Huyệt vị hợp cốc chữa bệnh gì? Để giải đáp, dưới đây là các tác dụng chính của nó:

  • Giảm đau gáy, đau đầu

Trong toàn bộ hệ kinh mạch của cơ thể, kinh dương minh có nhiều huyết nhất, trong đó, hợp cốc nằm ở vị trí khởi đầu kinh dương minh. Do đó mà huyệt khí huyệt vô cùng mạnh mẽ, mang lại công dụng giảm đau rất hiệu quả. 

Với trường hợp bị đau răng, đau đầu, đau vai gáy,… nếu day huyệt đạo hợp cốc đúng cách, cơn đau sẽ được cải thiện, giảm bớt mệt mỏi chỉ sau vài phút. 

  • Chữa trị các bệnh vùng mặt và đầu

Sau ngàn năm nghiên cứu, một hệ thống kiến thức sâu rộng về huyệt vị này được công bố từ người Trung Quốc. Họ cho rằng, hợp cốc có thể tác động tích cực đến các cơn đau vùng mặt và đầu

Cụ thể, một vài tài liệu huyệt vị cổ ở Trung Quốc có ghi chép một số các loại bệnh mà hợp cốc có thể chữa được như: khô miệng, liệt mặt, đau đầu,….. 

  • Điều hòa hoạt động của đường ruột và dạ dày
Huyệt hợp cốc nằm ở vị trí đầu tiên trong đường kinh mạch dương minh
Huyệt hợp cốc nằm ở vị trí đầu tiên trong đường kinh mạch dương minh

Hợp cốc nằm ở vị trí đầu tiên trong đường kinh mạch dương minh nên nó có vai trò liên kết các mạch nhỏ ở đại trà xuống đến bàn chân. Vì thế, khi có lực tác động vào huyệt hổ khẩu, một luồng khí xâm nhập qua dạ dày, nhanh chóng “xử lý” các mầm bệnh đang phát sinh. 

Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng của khoa học hiện đại, day bấm huyệt hợp cốc sẽ giúp cân bằng tỳ vị, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Nếu bệnh nhân mắc các triệu chứng về bệnh dạ dày như chướng bụng, buồn nôn, nôn mửa,… thì nên thử điều trị với huyệt này. 

  • Điều trị và phòng ngừa bệnh cảm

Kinh dương minh đại tràng có vị trí ở trên bàn tay liên kết với kinh thái âm phổi. Khi thường xuyên ấn huyệt hổ khẩu sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm sự xâm nhập của các mầm bệnh. Do đó mà huyệt này hay được dùng để phòng ngừa bệnh cảm cúm lúc giao mùa. 

Bên cạnh đó, hợp cốc còn đóng vai trò quan trọng trong việc đả thông tuyến mồ hôi của cơ thể giúp kích thích hoạt động bài tiết mồ hôi trơn tru. Từ đó, ngăn ngừa được nhiều bệnh lý liên quan như cảm mạo, phong hàn, thể chất hư yếu,….

Đông y cũng cho rằng, trong trường hợp người bệnh hắt xì liên tục khi cảm cúm, bệnh nhân có thể tự bấm hoặc nhờ người chăm sóc tác động vào hợp cốc 100 lần (bấm mạnh tay, cho cảm giác đau tê). Nếu thao tác thực hiện đúng kỹ thuật, triệu chứng cảm sẽ được cải thiện nhanh chóng. 

  • Công dụng dưỡng nhan, làm đẹp

Bên cạnh tác dụng trị liệu, huyệt hợp cốc còn có công dụng làm đẹp. Từ thời xa xưa, ngự y của Thái y viện đã tận dụng huyệt này để duy trì sắc đẹp, nét xuân cho các phi tần. Ngày nay, một số tài liệu nghiên cứu cho rằng, hợp cốc có thể giúp giảm tình trạng nám da, loại bỏ mụn trứng cá,…

  • Ngừa say xe, hạ huyết áp

Những người dễ say xe, hạ huyết áp khi tác động lực vào huyệt hổ khẩu sẽ giúp ổn định tình trạng. Vì huyệt đạo này vừa có công dụng phòng bệnh vừa hỗ trợ điều trị nên thường xuyên day bấm huyệt sẽ rất có lợi cho thể trạng của cơ thể.

  • Cấp cứu bệnh nhân mệt lả, cảm nắng

Khi khí trời oi bức, người có thể trạng yếu thường rất dễ mệt lả, cảm nắng,… Trong trường hợp này, người sơ cứu dùng ngón cái vừa bấm và day huyệt đạo hợp cốc. Sau khoảng 3 phút, người bệnh sẽ tỉnh, đỡ cảm thấy mệt mỏi hơn.

Công dụng của huyệt vị hợp cốc trong võ thuật
Công dụng của huyệt vị hợp cốc trong võ thuật

Trong võ thuật

Đối với võ thuật cổ truyền, hổ khấu được xem là sinh huyệt có công dụng giải huyệt (hồi sinh người bị đả ngất, điểm huyệt). Huyệt này nằm trong Tứ huyệt quan trọng trong võ thuật, Thần đạo – Đại chùy – Hợp cốc – Nhân trung

Bên cạnh việc giải huyệt, hổ khẩu còn giúp cứu tỉnh người bị ngất do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu điểm vào huyệt này, có thể gây tê liệt và chóng mặt tạm thời. Thậm chí, nếu người có võ công cao cường điểm vào huyệt này, người bị điểm huyệt có thể bị tàn phế. 

Phương pháp bấm huyệt hợp cốc và lưu ý khi thực hiện

Một trong những ưu điểm nổi bật của hợp cốc là vị trí rất dễ xác định, nằm ngay trên bàn tay. Do đó mà bệnh nhân có thể chủ động thực hiện bất kỳ lúc nào mà không cần có nhờ người khác hay chuẩn bị dụng cụ phức tạp.

Hướng dẫn thao tác bấm huyệt
Hướng dẫn thao tác bấm huyệt

Cách bấm huyệt hợp cốc

Sau khi đã xác định được vị trí của huyệt vị, bệnh nhân có thể day bấm bất kỳ lúc nào có thời gian rảnh (xem tivi, đi tàu xe, nghe nhạc,…). Mỗi lần chỉ day bấm từ 1 đến 3 phút, vừa bấm vừa day để tăng cường hiệu quả trị liệu

Theo Đông y, nên bấm huyệt với lực vừa đủ mạnh để huyệt phát huy hết công dụng của nó. Cứ giữ và bấm 2 giây rồi thả lỏng, tiếp tục bấm, lặp lại 2 đến 3 lần là xong liệu trị. Nếu bấm huyệt để giảm đau thì có thể bấm lâu hơn để cải thiện tình trạng bệnh.

Một số lưu ý khi day bấm huyệt vị hợp cốc

Hợp cốc có tác động mạnh đến hầu hết cơ quan của cơ thể, vì vậy khi tác động huyệt này, cần lưu ý:

  • Khi cơ thể mệt lả, thể trạng yếu thì không nên day bấm huyệt này vì hợp cốc có tính kích thích rất cao
  • Tuyệt đối không day bấm huyệt với phụ nữ đang mang thai. Nếu muốn cần tham khảo ý kiến chuyên môn của người trong nghề.

Huyệt hợp cốc là huyệt thứ 4 trong đường kinh đại tràng, có công dụng chính là hóa nhiệt, trừ phong, phế khí,… Tuy nhiên, huyệt này cũng có thể gây tê liệt tạm thời, thậm chí dẫn đến tàn phế nếu day bấm không đúng cách, vì vậy người bệnh cần hết sức lưu ý khi tự thực hiện. 

Tin liên quan: 4 huyệt đạo khiến nàng phun nước như mưa, phái mạnh nhất định phải biết

The post Huyệt hợp cốc là gì? Phương pháp bấm huyệt hợp cốc chữa bệnh appeared first on Đông Phương Y Pháp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 12 Thuốc Đông Trùng Hạ Thảo Được Ưa Chuộng Hàng Đầu

Klamentin 875/125 là thuốc gì? Tác dụng, liều dùng và giá bán

Xơ Vữa Động Mạch Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị