Mách bạn top 10 loại thuốc tây trị đau nhức xương khớp cực hiệu quả
Việc tìm ra loại thuốc tây trị đau nhức xương khớp hiệu quả đang là vấn đề khiến nhiều người đau đầu. Đây là một bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày. Nếu không điều trị sớm và sử dụng các loại thuốc uống đau nhức xương khớp chất lượng thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc 10 loại thuốc trị đau xương khớp mang lại hiệu quả nhanh chóng!
Top 10 loại thuốc tây trị đau nhức xương khớp
Chứng đau nhức xương khớp thường xuất hiện nhiều ở người trung niên và người lớn tuổi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cần kể đến như lười vận động, béo phì, thiếu chất dinh dưỡng, chấn thương hoặc mắc bệnh về xương khớp…
Hiện nay, để trả lời cho câu hỏi “Khi đau nhức xương khớp uống thuốc gì để điều trị?”, câu trả lời phổ biến nhất chính là sử dụng thuốc Tây y. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để cải thiện triệu chứng hoặc chữa bệnh tận gốc.
Paracetamol – Thuốc giảm đau thông thường
Đây là loại thuốc phổ biến được dùng để giảm đau và hạ sốt tức thời. Cơ chế hoạt động như sau: Ức chế men cyclooxygenase, giảm tăng sinh tổng hợp prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương. Paracetamol có thể giảm đau ở mức nhẹ đến trung bình do chấn thương, căng cơ hoặc các bệnh lý xương khớp mãn tính.
Theo chuyên gia khuyến cáo, thuốc khá an toàn khi dùng liều lượng phù hợp nên có thể sử dụng cả người lớn tuổi và trẻ em đều có thể sử dụng.
Thuốc chống chỉ định với trường hợp:
- Bệnh nhân bị thiếu máu.
- Người có bệnh về gan, thận hoặc phổi.
- Những người dị ứng với thành phần của thuốc.
Opioid – Thuốc giảm đau gây nghiện
Đây là loại thuốc kê toa dùng để trị đau nhức xương khớp mãn tính, cải thiện các cơn đau do thoái hóa khớp, viêm khớp, chấn thương nặng… Cơ chế hoạt động: Ức chế opioid ở hệ thần kinh trung ương. Để tăng hiệu quả, bác sĩ sẽ phối hợp với Paracetamol.
Lưu ý: Thuốc có thể gây nghiện., nên người bệnh chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng.
Thuốc chống chỉ định với:
- Dị ứng với thành phần của thuốc.
- Có vấn đề về gan, thận hoặc đang sử dụng thuốc ức chế MAO trong vòng 15 ngày.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Trường hợp ngộ độc thuốc ngủ, thuốc giảm đau trung ương và thuốc điều trị tâm thần.
Khi dùng dài hạn, bạn nên giảm liều lượng từ từ trước khi ngưng. Nếu dừng đột ngột có thể gây ra hoang tưởng, ảo giác, đổ mồ hôi nhiều,…
Thuốc giảm đau thần kinh
Được sử dụng để kiểm soát đau nhức, ê mỏi, tê buốt khi mắc bệnh thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm. Thuốc giảm đau thần kinh có thể làm giảm đau nhức từ mức độ trung bình đến nặng.
Thuốc chống chỉ định với:
- Người dưới 18 tuổi.
- Người có tiền sử dị ứng với các thành phần trong thuốc.
Corticoid – Thuốc tây trị đau nhức xương khớp
Corticoid hoạt động giống như hormone cortisol ở tuyến thượng thận. Với những trường hợp bị đau nhức xương khớp mãn tính, corticoid thường được dùng ở dạng tiêm. Thuốc giúp ức chế hoạt động miễn dịch, giảm tê mỏi, đau nhức và tổn thương khớp.
Corticoid được các bác sĩ chỉ định cho trường hợp đau, phù nề, viêm nhiễm trầm trọng,…
Lưu ý: Chỉ được tiêm tối đa 3 lần/năm. Sử dụng quá liều sẽ gây loãng xương, tăng huyết áp, hư hại mô khớp, suy thượng thận…
Nhóm thuốc chống viêm không steroid NSAID
Đây là một trong những loại thuốc tây trị đau nhức xương khớp gây ra nhiều rủi ro khi sử dụng. Vì vậy, trước khi kê toa, bác sĩ sẽ hỏi thăm về tiền sử bệnh và thể trạng của bạn.
Thuốc chống chỉ định với:
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi.
- Người có tiền sử xuất huyết và viêm loét dạ dày.
- Người bị bệnh gan, thận nặng.
- Bệnh nhân không phù hợp với thành phần thuốc.
Thuốc giảm đau tại chỗ
Những trường hợp đau nhức xương khớp do chấn thương, bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau tại chỗ để hỗ trợ điều trị:
- Menthol: Hoạt chất điều chế từ bạc hà có tác dụng gây tê, làm mát, giảm sưng viêm, đau nhức do bong gân, căng cơ,…
- Lidocain: Có tác dụng co mạch, gây tê, giảm khả năng thụ cảm các tín hiệu đau. Thường ở dạng bôi hoặc miếng dán.
- Capsaicin: Được chiết xuất từ quả ớt có tác dụng giảm đau nhức, sưng viêm. Tuy nhiên, capsaicin có thể gây kích ứng với những người có cơ địa nhạy cảm.
- Methyl salicylate: Hỗ trợ giảm đau tại chỗ và giảm sưng huyết niêm mạc. Có nhiều trong các loại thuốc dạng bôi ngoài, dán và xoa bóp.
Loại thuốc tây trị đau nhức xương khớp tại chỗ thường an toàn hơn thuốc dạng uống. Tuy nhiên, nhóm này chỉ có tác dụng ức chế cơn đau trong phạm vi nhỏ và không nên lên vùng có vết thương hở.
Thuốc uống đau nhức xương khớp – Thuốc chống thoái hóa
Thuốc chống thoái hóa được sử dụng cho trường hợp bị đau nhức do bệnh lý. Nhóm thuốc này sẽ cải thiện bằng cách tái tạo mô sụn, mật độ xương và làm chậm quá trình thoái hóa.
Các loại thuốc Chondroitin, Glucosamine, Collagen type 2… sẽ ức chế các enzyme gây hại cho sụn khớp. Bên cạnh đó, thuốc chống thoái hóa còn cải thiện chức năng vận động và ngăn ngừa các bệnh xương khớp mãn tính.
Thuốc chống chỉ định với:
- Phụ nữ mang thai.
- Người bệnh mẫn cảm với các thành phần trong thuốc.
Thuốc chống thấp khớp
Loại này được dùng để trị các bệnh viêm khớp tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến. Cơ chế hoạt động: Ức chế miễn dịch, ngăn chặn sản sinh những kháng thể tấn công vào mô sụn khỏe mạnh.
Thuốc chống thấp khớp sẽ bảo vệ mô sụn, dây chằng, đầu xương, ổ khớp và giảm thiểu các cơn đau bùng phát.
Thuốc chống chỉ định với:
- Trường hợp suy dinh dưỡng, rối loạn tạo máu, suy gan và suy giảm chức năng thận.
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Loại này có thể gây ra tác dụng phụ như ức chế hoạt động của tủy, nổi mề đay, rụng tóc, viêm miệng, xuất huyết tiêu hóa,…
Thuốc Tây trị đau nhức xương khớp – Thuốc giãn cơ vân
Đây là loại thuốc tây trị đau nhức xương khớp có tác dụng giảm đau do co thắt, co cứng đột ngột. Bác sĩ sẽ kê loại này để điều trị bệnh gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, cột sống,…
Thuốc giãn cơ vân giúp thư giãn cơ và cải thiện đau nhức. Nhóm này thường được kết hợp với thuốc chống viêm không steroid để hạn chế tác dụng phụ.
Thuốc chống chỉ định với:
- Người bị co cứng cơ cấp tính.
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh viêm hoặc xơ gan.
Nếu bị co cứng bụng, xuất huyết tiêu hóa, khó nuốt khi sử dụng thuốc, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Thuốc Tây trị đau nhức xương khớp – Thuốc sinh học
Thuốc được dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến. Thế nhưng, thuốc sinh học chưa được sử dụng rộng rãi vì hiệu quả chưa thực sự đồng nhất.
Nhóm thuốc tây trị đau nhức xương khớp này giúp kháng viêm, giảm đau và cải thiện tổn thương sụn khớp. Cơ chế hoạt động: Ức chế các kháng thể do hệ miễn dịch tạo ra.
Một số loại thuốc tây trị đau nhức xương khớp sinh học phổ biến như: Rituximab, Tocilizumab,…
Một số loại thực phẩm chức năng giảm đau nhức xương khớp
Bên cạnh các loại thuốc tây trị đau nhức xương khớp hiện nay, người tiêu dùng hoàn toàn có thể sử dụng thuốc Đông Y để điều trị.
Sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp Tâm Bình
Thực phẩm đau nhức xương khớp Tâm Bình được tạo nên từ 10 loại thảo mộc tự nhiên: Hy thiêm, đương quy, đỗ trọng, tục đoạn, cẩu tích, độc hoạt, ba kích, ngưu tất, bột Thương truật, bột Mã tiền chế.
Thuốc hỗ trợ làm giảm đau mỏi cơ, chậm thoái hóa khớp, tăng cường lưu thông máu. Cách sử dụng: Sử dụng trước bữa ăn khoảng 30 phút, ngày 2 lần, lần 3 viên. Nếu có tiền sử đau dạ dày, nên uống sau bữa ăn. Duy trì từ 2 đến 3 tháng.
Thuốc đau nhức xương khớp Nhân Hưng
Sản phẩm xương khớp Nhân Hưng là lựa chọn của nhiều gia đình hiện nay. Thuốc được bào chế từ cao xương cá sấu, đỗ trọng, ngưu tất, đương quy, khương hoạt, thương truật, độc hoạt và bổ sung thêm Collagen, Canxi,…
Thuốc giúp bổ can thận, lợi cơ khớp, hỗ trợ trị viêm khớp hiệu quả, trừ phong thấp, tái tạo mô sụn khớp, phòng và chống loãng xương.
Cách sử dụng: Uống sau khi ăn 60 phút, uống 2 viên/lần, ngày uống 2 lần. Duy trì tối thiểu 3 tháng.
Nếu bạn thắc mắc thuốc đau nhức xương khớp Nhân Hưng giá bao nhiêu và có đắt không? Câu trả lời là không nhé! Bạn có thể sở hữu ngay sản phẩm với mức giá hợp lý tại hiệu thuốc bất kỳ.
Lưu ý khi dùng thuốc tây trị đau nhức xương khớp
Bất cứ loại thuốc nào khi sử dụng đều sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc sẽ phản tác dụng nếu dùng không đúng cách. Do đó, khi gặp tình trạng đau nhức và cần đến thuốc điều trị, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ.
- Dùng đúng liều lượng và tần suất. Không được tự ý điều chỉnh liều dùng. Nếu bạn cảm thấy thuốc không đáp ứng được mong muốn điều trị, hãy thông báo với bác sĩ để được chỉ định nhóm thuốc khác phù hợp hơn.
- Tuyệt đối không tự ý phối hợp thuốc với nhau (kể cả Đông Y và các loại thực phẩm chức năng bổ sung). Người bệnh nên trao đổi và hỏi ý kiến bác sĩ để tránh những rủi ro không đánh có.
- Hạn chế sử dụng thuốc lá và chất kích thích trong quá trình điều trị. Bởi chúng có thể kích thích phản ứng viêm và làm tăng cơn đau nhức xương khớp, thậm chí dễ gây ra các tác dụng phụ.
- Người bệnh nên chủ động thông báo về tiền sử dị ứng thuốc, bệnh lý và sức khỏe của mình để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
- Các loại thuốc tây trị đau nhức xương khớp chỉ có thể cải thiện triệu chứng bệnh, chưa thể khắc phục triệt để. Vì vậy, bạn nên kết hợp với các biện pháp khác như chườm lạnh, chườm nóng, rèn luyện thân thể, có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống điều độ.
- Nếu người bệnh dị ứng với thuốc (nổi mề đay, phát ban, sưng họng, ngứa họng, sụp mí mắt,…), hãy lập tức ngưng dùng thuốc và thông báo với bác sĩ sớm nhất có thể để được kiểm tra.
Có thể thấy, hiện nay có rất nhiều loại thuốc tây trị đau nhức xương khớp trên thị trường. Người bệnh cần cân nhắc đâu là phương thuốc phù hợp dành cho mình để đẩy lùi các cơn đau nhức một cách hiệu quả. Chúng tôi mong rằng bài viết chia sẻ về top 10 loại thuốc trên có thể giúp bạn hiểu hơn về cách hoạt động cũng như tác dụng của từng loại. Nhằm đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn tại các cơ sở y tế uy tín nhé!
Xem thêm:
The post Mách bạn top 10 loại thuốc tây trị đau nhức xương khớp cực hiệu quả appeared first on Đông Phương Y Pháp.
Nhận xét
Đăng nhận xét