Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không? – Chuyên gia giải đáp

Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh thường gặp và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh. Vậy, đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ của chuyên gia dưới đây.

Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh gì?

Đau dây thần kinh liên sườn là chứng bệnh chủ yếu xảy ra ở độ tuổi trưởng thành (30 – 50 tuổi). Các cơn đau thường xuất hiện kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn, mức độ đau tăng lên khi thay đổi tư thế, khi ho hoặc hít thở sâu. Thông thường người bệnh chỉ đau ở một bên, hoặc có thể đến từ trước ngực, lan theo mạng sườn ra phía sau ở cạnh cột sống. Các triệu chứng đi kèm theo là sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân,…

Đau dây thần kinh liên sườn là tình trạng bệnh thường gặp
Đau dây thần kinh liên sườn là tình trạng bệnh thường gặp

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đau dây thần kinh liên sườn như:

Nguyên nhân tiên phát: Thói quen vận động và làm việc sai tư thế hoặc do chấn thương cột sống; do nhiễm lạnh,

Nguyên nhân thứ phát:

  • Do các bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống ở người cao tuổi, lao cột sống hay ung thư cột sống ở độ tuổi trung niên, bệnh lý về tủy sống,….
  • Do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý như đái tháo đường, viêm đa dây thần kinh,…
  • Mắc các bệnh lý về tủy sống như: U ngoài tủy, u rễ thần kinh,…

Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không?

Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không là câu hỏi nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Theo các bác sĩ, chuyên gia thì tình trạng đau có thể tự khỏi nếu đau do nguyên nhân tiên phát. Còn trường hợp do nguyên nhân thứ phát thì không thể tự khỏi được mà cần áp dụng các phương pháp điều trị.

Đối với nguyên nhân thứ phát, người bệnh cần điều trị từ căn nguyên gây bệnh mới có thể giảm đau hoàn toàn. Thời gian điều trị có thể mất 2 – 4 tuần hoặc có thể kéo dài lâu hơn tùy trường hợp bệnh cụ thể.

Trong trường hợp không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Thoái hóa cột sống: Đây là biến chứng thường gặp và khiến đốt sống cổ đến thắt lưng sẽ bị đau nhức, đôi khi cơn đau lan ra cả vùng ngực hoặc điểm chính giữa cột sống.
  • Bệnh lao cột sống: Biến chứng lao cột sống (hay còn gọi là ung thư cột sống) thường được biểu hiện bằng cơn đau nhói hai bên mạng sườn kèm theo các dấu hiệu như sốt cao, sụt cân, mệt mỏi,…
  • Bệnh lý tủy sống: Đây là biến chứng người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan vì chúng có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
Đau dây thần kinh liên sườn không thể tự khỏi nếu nguyên nhân do bệnh lý hoặc đã biến chứng nặng
Đau dây thần kinh liên sườn không thể tự khỏi nếu nguyên nhân do bệnh lý hoặc đã biến chứng nặng

Bệnh đau dây thần kinh không thể tự khỏi mà còn có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Do đó bệnh nhân nếu phát hiện các cơn đau nhức vùng liên sườn mà không rõ nguyên nhân cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh.

Phương pháp điều trị đau dây thần kinh liên sườn hiệu quả nên áp dụng

Ngoài vấn đề đau dây thần kinh liên sườn có thể tự khỏi không, người bệnh cũng luôn quan tâm đến các cách điều trị bệnh. Dưới đây là một số cách giảm đau và điều trị các triệu chứng bệnh hiệu quả nhất.

Cách trị đau kinh liên sườn bằng mẹo dân gian

Trong dân gian lưu truyền một số cách giảm đau dây thần kinh liên sườn hiệu quả như sau:

Sử dụng lá lốt

Lá lốt có công dụng giảm đau và kháng viêm rất hiệu quả do đó trong dân gian thường sử dụng để điều trị bệnh xương khớp, đau dây thần kinh liên sườn,… Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá lốt rửa sạch, thái nhỏ và đem đi sao vàng cùng với rượu hoặc muối.
  • Sau đó sử dụng hỗn hợp dược liệu còn ấm để chườm hoặc đắp lên vùng lưng bị đau nhức .
  • Thực hiện đắp thuốc mỗi ngày 1 – 2 lần, liên tục trong khoảng 10 ngày để thấy hiệu quả.

Sử dụng lá hẹ

Trong lá hẹ có chứa nhiều chất sunfit, kháng sinh allicin, odorin,… Đây là các hợp chất có công dụng giảm đau nhanh, diệt khuẩn, hành ký, tán huyết. Dân gian thường dùng lá hẹ trị tình trạng đau nhức do đau dây thần kinh liên sườn như sau:

  • Lấy 1 nắm gốc lá hẹ, rửa sạch rồi giã nát.
  • Đem sao gốc hẹ với dấm sau đó bỏ hỗn hợp vào túi lọc hoặc khăn sạch để chườm lên vị trí đau.

Mỗi ngày nên chườm lá hẹ từ 1 – 2 lần để có hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng lá hẹ chế biến thành các món ăn cũng góp phần đạt hiệu quả điều trị cao hơn.

Các mẹo dân gian rất dễ thực hiện để giảm triệu chứng đau nhức ngay tại nhà. Tuy nhiên, những mẹo này không có tác dụng điều trị bệnh triệt để. Do đó bệnh nhân không nên lạm dụng mà cần áp dụng các biện pháp đặc trị phù hợp.

Thuốc trị đau dây thần kinh liên sườn từ Tây y

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn là:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol, Diclofenac là 2 loại thuốc thường được sử dụng để giảm nhanh triệu chứng đau nhức.
  • Thuốc giãn cơ vân: Tiêu biểu của nhóm này gồm nhóm Myonal, Mydocalm. Nhóm thuốc giãn cơ được áp dụng cho bệnh nhân có triệu chứng đau nhiều, còn người bị nhược cơ không nên dùng thuốc này.
  • Vitamin nhóm B: Các loại vitamin nhóm B1, B6, B12 có tác dụng giảm đau tự nhiên và cải thiện sức khỏe khớp xương.
  • Ngoài ra còn có thể sử dụng thuốc điều trị đau thần kinh nhóm Gabapentin.

Các loại thuốc Tây y này có tác dụng giảm đau tức thì ngay sau khi sử dụng. Tuy nhiên nếu dùng không đúng cách có thể gây tác dụng phụ cho người bệnh như: Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai,… Do đó, người bệnh không nên tự ý mua và dùng thuốc mà cần thăm khám rồi dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Tây y có tác dụng giảm nhanh tình trạng đau nhức
Thuốc Tây y có tác dụng giảm nhanh tình trạng đau nhức

Trường hợp bệnh nhân điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả hoặc tình trạng bệnh ở giai đoạn biến chứng nặng thì phẫu thuật là hết sức cần thiết. Các phương pháp phẫu thuật giúp ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến các bệnh gai cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý tủy sống,…

Phẫu thuật trị đau dây thần kinh liên sườn có thể mang lại một số rủi ro trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó chi phí điều trị khá cao, người bệnh cũng cần thời gian dài để phục hồi cơ thể. Do đó, bệnh nhân chỉ nên lựa chọn phương pháp này khi các phương pháp khác không có tác dụng.

Sử dụng thuốc Đông y điều trị đau liên sườn

Ngoài áp dụng mẹo dân gian và sử dụng thuốc Tây y, bệnh nhân bị đau dây thần kinh liên sườn còn có thể sử dụng bài thuốc Đông y để trị bệnh. Một số bài thuốc được đánh giá mang lại hiệu quả khá cao là:

Bài thuốc tiêu dao tán gia giảm

  • Chuẩn bị: Đương quy, sài hồ, bạch thược và hương phụ mỗi vị 40g kết hợp với phục linh 40g và cam thảo 20g.
  • Cách sử dụng: Đem toàn bộ các dược liệu đi tán thành bột và bảo quản để dùng dần. Mỗi lần dùng 20g bột hòa với nước để uống.

Bài thuốc từ khương hoạt và phòng phong

  • Chuẩn bị: Phòng phong, khương hoạt và đan sâm mỗi vị 12g cùng với quế chi, bạch chỉ, uất kim, xuyên khung mỗi vị 8g và thanh bì  6g.
  • Cách sử dụng: Đem dược liệu đã chuẩn bị tán thành bột mịn và dùng để hòa nước uống hàng ngày.

Bài thuốc trị bệnh thể huyết ứ

  • Chuẩn bị: Thoát hạch anh nhi, thạch sinh hoa, cam thảo, đương quy, sài hồ, thiên hoa phấn, đại hoàng, xuyên sơn giáp theo liều lượng được chỉ định.
  • Cách sử dụng: Đem các dược liệu trên sắc cùng với 6 bát nước trong khoảng 15 – 20 phút. Mỗi ngày dùng 1 thang, chia ra uống 3 lần, kiên trì sử dụng hàng ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Chú ý: Các bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược nên dược tính nhẹ cần áp dụng trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, muốn rút ngăn thời gian điều trị người bệnh cần kết hợp dùng thuốc, thay đổi chế độ sinh hoạt và có thể kết hợp với các phương pháp khác nếu được bác sĩ chỉ định.

Vật lý trị liệu chấm dứt cơn đau dây thần kinh liên sườn

Người bệnh có thể trị khỏi bệnh đau dây thần kinh liên sườn bằng cách áp dụng một số phương pháp điều trị vật lý trị liệu dưới đây:

Xoa bóp, bấm huyệt khắc phục cơn đau

Đây là cách bác sĩ/ lương y dùng lực tay để bấm các huyệt đạo, ấn day rễ thần kinh và miết dọc theo liên sườn. Người bệnh có thể thực hiện theo 2 bước dưới đây:

Bước kéo, nắn:

  • Nếu có gồ ở diện sườn ức thì để người bệnh nằm ngửa, cánh tay bên vùng ngực bị đau giơ lên vuông góc với thân. Sau đó bác sĩ dùng một ngón tay đè lên diện sườn ức bị gồ. Tay còn lại cầm cổ tay của người bệnh giơ lên thẳng góc với nguyên tắc tay đè ấn, tay kéo nhanh – đột ngột và có thể nghe thấy tiếng khục khục trong khớp.
  • Nếu người bệnh có gồ ở diện cột sống sườn hoặc tại điểm đau ở phía lưng, thì để người bệnh nằm sấp. Bác sĩ đứng ở bên đau của bệnh nhân và dùng ngón tay cái đè lên diện cột sống sườn. Tay còn lại đưa cổ tay người bệnh luồn qua ngực của người bệnh để thực hiện thủ thuật kéo dãn đến khi nghe thấy tiếng khục khục.
  • Nếu người bệnh có điểm đau phía sau lưng thì bác sĩ đứng tại bên đau của người bệnh và dùng ngón tay cái đè lên diện cột sống sườn. Tay còn lại thì nắm bả vai bên đối diện ( bên không đau của người bệnh) và thực hiện thủ thuật kéo giãn.

Bước day

Bác sĩ sẽ đặt đầu ngón tay của mình lên khe sườn sát bờ dưới xương sườn bị đau của người bệnh sau đó thực hiện day ngang nhẹ nhàng rồi ấn đầu ngón tay xuống. Lưu ý tần số day tăng dần, kèm rung tuần tự các điểm từ trước ra sau ( ức sống). Vừa day bác sĩ vừa nahwcs bệnh nhân ho nhẹ, thực hiện đến khi cảm nhận cơ co giãn ra và giảm hẳn đau tại chỗ day thì chuyển sang điểm khác.

Châm cứu chữa bệnh

Châm cứu là cách tác động vào các huyệt ở khu vực dây thần kinh liên sườn như: A thị, Nội quan, Dương lăng tuyền,… Sau khi tác động huyệt, khí huyết sẽ được lưu thông và giảm nhanh các triệu chứng đau.

Các bước châm cứu thực hiện như sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt cần châm và tiến hành sát trùng ngoài da.
  • Bước 2: Thực hiện châm kim qua da và đi thẳng vào trong theo hướng đã định. Thực hiện lưu châm từ 15 – 20 phút và tái châm lại tùy theo từng tình trạng cụ thể.

Lưu ý: Mỗi nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn nên châm cứu các huyệt vị phù hợp để có hiệu quả tốt nhất:

  • Nếu đau do nhiễm lạnh thì châm vào nhóm huyệt A thị, Dương lăng tuyền và Nội quan.
  • Nếu đau do can khí uất nghịch thì châm vào nhóm huyệt A thị, Hành gian và Dương lăng tuyền.
  • Nếu đau do huyết ứ thì châm vào nhóm huyệt Nội quan, Huyết hải, Cách du và Dương lăng tuyền.
  • Nếu đau do can đởm thấp nhiệt thì châm vào nhóm huyệt A thị, Phong long, Túc tam vfa Dương lăng tuyền.

Cấy chỉ điều trị cơn đau

Cấy chỉ là phương pháp sử dụng chỉ catgut tự tiêu để tác động vào huyệt nhằm giảm nhanh triệu chứng do đau dây thần kinh liên sườn. Tùy thuộc vào từng tình trạng đau cụ thể, bác sĩ có thể tác động vào các nhóm huyệt sau:

  • Nhóm huyệt Nội quan – Chương môn – Đại bao.
  • Nhóm huyệt Thiên trì – Hành gian – A thị huyệt.
  • Nhóm huyệt Phong long – Kỳ môn – Chi câu.
  • Nhóm huyệt Can du – Thái khê – Huyết hải.
Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng giảm triệu chứng bệnh hiệu quả
Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng giảm triệu chứng bệnh hiệu quả

Các bước thực hiện:

  • Cắt chỉ Catgut thành từng đoạn khoảng 1cm rồi luồn chỉ vào nòng kim.
  • Xác định chính xác huyệt vị và thực hiện sát trùng trên da.
  • Châm kim nhanh qua da và đẩy từ từ tới huyệt rồi nhẹ nhàng rút nòng kim ra sao cho chỉ nằm lại trong huyệt.
  • Đặt gạc vô trùng vào huyệt vừa cấy chỉ và cố định gạc bằng băng dính .
  • Sau khi cấy chỉ 20 – 25 ngày bệnh nhân đến tái khám và thực hiện đợt trị liệu tiếp theo.

Áp dụng vật lý trị liệu giúp giảm nhanh các triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn mà không cần sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên các phương pháp này cần thực hiện liên tục, đúng cách mới có hiệu quả cao. Vì vậy, bệnh nhân nên cân nhắc và lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện.

Lưu ý cần nhớ khi điều trị đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh không tự khỏi mà cần kết hợp dùng thuốc và điều chỉnh một số thói quen trong sinh hoạt như:

  • Người bệnh cần tránh vận động mạnh hay mang vác nặng, làm việc hoặc chơi thể thao quá sức.
  • Tránh ngồi nhiều một chỗ gây ảnh hưởng đến xương khớp và quá trình hồi phục bệnh.
  • Cần giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ và lưng trong những ngày lạnh, trong phòng điều hòa.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là nhóm trái cây, rau củ, giàu canxi, đạm, vitamin,…
  • Tập luyện nhẹ nhàng hàng ngày bằng  những bộ môn nhẹ như đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội để tăng độ dẻo dai cho xương khớp.
  • Người bệnh cần cân bằng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể mệt mỏi kéo dài gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ ( khoảng 6 tháng 1 lần) để phát hiện sớm các bệnh lý nguyên căn gây đau dây thần kinh liên sườn.

Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không? Câu trả lời chắc chắn là tình trạng bệnh không tự khỏi. Nếu đang mắc phải bệnh lý này bạn cần kết hợp các phương pháp đặc trị và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi mới có thể trị khỏi bệnh.

Tham khảo thêm

The post Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không? – Chuyên gia giải đáp appeared first on Đông Phương Y Pháp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 12 Thuốc Đông Trùng Hạ Thảo Được Ưa Chuộng Hàng Đầu

Klamentin 875/125 là thuốc gì? Tác dụng, liều dùng và giá bán

Xơ Vữa Động Mạch Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị