Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu và hướng điều trị
Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu là một tình trạng hay gặp. Một số người nhầm lẫn đó là triệu chứng của ốm nghén, tuy nhiên đau đầu cũng có thể cảnh báo một vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác. Mời chị em cũng tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng này thông qua bài viết sau đây.
Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu
Theo thống kê, có khoảng 80% phụ nữ trong quá trình mang thai gặp phải tình trạng đau đầu. Trong đó, có đến 58% phụ nữ đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu.
Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa khẳng định chính xác tại sao khi mang bầu, chị em phụ nữ lại có khuynh hướng đau đầu thường xuyên hơn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính thường được đưa ra để giải thích cho tình trạng này là do biến động hormone trong cơ thể.
Đặc biệt trong khi mang thai 3 tháng đầu, cơ thể thai phụ có rất nhiều thay đổi. Về hormone có những biến đổi lớn, tác động trực tiếp đến quá trình lưu thông máu cũng như làm gia tăng lưu lượng máu trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân phổ biến gây ra đau đầu chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu.
Ngoài ra, nhiều bà bầu bị nghén quá mức và nôn mửa nhiều. Tình trạng thiếu nước và bụng đói triền miên cũng có thể gây ra đau nhức đầu. Ở một số trường hợp bị căng thẳng quá mức do những vấn đề sức khỏe, hoặc chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ cũng có thể là nguyên nhân.
Thông thường, tình trạng mang thai 3 tháng đầu bị đau đầu thì sẽ hết sau 4 ngày – 1 tuần điều trị tại nhà. Trường hợp các triệu chứng này kéo dài trên 2 tuần và kèm theo các cơn đau ngày càng trầm trọng thì thai phụ nên đến gặp bác sĩ.
Ba tháng đầu có thể khiến nguy cơ thai phụ bị tiền sản giật tăng lên rất cao, đặc biệt là các thai phụ trong độ tuổi từ 40 trở lên. Đi kèm với tiền sản giật có thể là các hiện tượng như huyết áp cao, phù nề,… Đây đều là các bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
Điều trị bằng thuốc cho bà bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu
Dưới đây là các cách chữa đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu cho thai phụ thông qua việc sử dụng thuốc.
Sử dụng thuốc Tây
Đối với những trường hợp đau đầu dai dẳng, bà bầu sẽ cần đến sự can thiệp của các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, bà bầu cần đặc biệt chú ý khi sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Một trong những loại thuốc giảm đau đầu tương đối an toàn cho bà bầu là acetaminophen. Ngoài ra, thuốc giảm đau phổ biến paracetamol trên thực tế không hề nằm trong danh mục chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai. Vì vậy, thai phụ vẫn có thể sử dụng thuốc đau đầu này để làm dịu cơn đau.
Tuy nhiên cần phải có sự cho phép và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa, không được tùy tiện mua ngoài để sử dụng. Bên cạnh đó, cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ về thời gian sử dụng thuốc và liều lượng.
Đặc biệt, thai phụ cần lưu ý không nên sử dụng thuốc giảm đau ibuprofen và aspirin. Bởi những loại thuốc này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Chữa đau đầu cho bà bầu bằng các bài thuốc Đông y
Điều trị đau đầu khi mang bầu theo Đông y cũng vô cùng an toàn, lành tính và có thể điều trị dứt điểm căn nguyên của bệnh. Dựa vào cơ địa và tình trạng của từng người, thầy thuốc sẽ kê đơn và gia giảm các vị thuốc để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Bài thuốc Đông y điều trị đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu mà bà bầu có thể tham khảo gồm:
Bài thuốc 1
Nguyên liệu:
- Đỗ trọng, Đại táo, Cam thảo, Tục đoạn: 10g.
- Tía tô và Hoài sơn: 16g.
- Ngải diệp, Bạch truật, Liên nhục, Liên kiều và Phục long can: 12g.
- Sinh khương: 3g.
Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên sắc thành thang, lọc nước rồi chia 3 lần uống hết trong ngày.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu:
- Ngọc nữ đỏ: 28g.
- Cành vông non và cành sung non: 16g.
- Củ gai, ngải cứu và tía tô: 12g.
- Hà thủ ô: 16g.
Cách thực hiện: Các vị thuốc trộn đều với nhau, rồi sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống sau khi ăn.
Các thai phụ nên kiên trì áp dụng các bài thuốc này để thấy được hiệu quả rõ rệt, đánh bay các cơn đau đầu khó chịu.
Các bài thuốc dân gian giúp giảm đau đầu cho bà bầu
Nếu tình trạng đau đầu nhẹ, không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, bà bầu có thể tham khảo các cách sử dụng dược liệu tự nhiên sau đây:
Tỏi
Tỏi là phương thuốc chữa đau đầu và cảm cúm hàng đầu trong đông y được khuyên dùng cho phụ nữ khi mang thai bởi tính hiệu quả và an toàn. Bà bầu chỉ cần giã nát 2 -3 tép tỏi và ngửi nhiều lần. Hoặc muốn tác dụng nhanh hơn có thể giã tỏi uống với nước.
Gừng
Bên cạnh tỏi, gừng cũng là một loại gia vị quen thuộc giúp diệt khuẩn và điều trị đau đầu vô cùng hiệu quả. Chị em có thể dùng 5g gừng tươi thái nhỏ đun nóng cùng 2 cốc nước rồi uống ngay khi ấm.
Lá ngải cứu kết hợp với trứng gà và đậu đen
Với bài thuốc này, trước hết bà bầu ngâm đậu đen trong nước đến khi mềm rồi vớt ra. Sau đó, mang đi đun sôi cùng ngải cứu và trứng đến khi chín nhừ trên nhỏ lửa, rồi ăn cả trứng và uống luôn nước.
Mỗi ngày chị em thực hiện một lần liên tục từ 3 – 10 ngày sẽ thấy dấu hiệu đau đầu được giảm hẳn.
Phương pháp trị liệu đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu không dùng thuốc
Giảm đau đầu trong 3 tháng đầu mang thai bằng các cách đơn giản không dùng thuốc nên được ưu tiên áp dụng. Có nhiều cách giảm đau đầu ngay tại nhà thực hiện đơn giản như:
Sử dụng tinh dầu
Bà bầu 3 tháng đầu bị đau đầu sử dụng tinh dầu là biện pháp nhiều bác sĩ khuyến khích áp dụng. Một số loại tinh dầu tốt cho cơ thể thai phụ là: tinh dầu oải hương, tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà,…
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc bà bầu ngửi mùi tinh dầu sẽ giúp cơ thể được thư giãn, giúp giảm đau nhanh và tinh thần được thoải mái. Ngoài ra, nhỏ một vài giọt tinh dầu vào nước tắm hay xông hơi cũng rất tốt cho sức khỏe.
Tác dụng nhiệt giảm đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu
Chị em bị đau đầu thai kỳ có thể áp dụng phương pháp chườm nóng giúp giảm đau nhức đầu. Hơi nóng sẽ giúp giãn các cơ bắp, kích thích lưu thông tuần hoàn máu. Do vậy, khi bị thai phụ bị đau đầu do căng thẳng thì phương pháp này rất hiệu quả.
Cách dùng: Lấy túi chườm nóng đặt sau gáy khoảng 15 – 20 phút triệu chứng bệnh sẽ suy giảm nhanh chóng.
Trường hợp bà bầu bị đau đầu do những vấn đề về xoang thì có thể áp dụng cách chườm lạnh. Hơi lạnh sẽ giúp xoa dịu cơn đau nhức đầu và các triệu chứng khó chịu do viêm xoang gây ra.
Cách thực hiện: Gói vài viên đá trong một chiếc khăn mỏng rồi đặt lên đầu trong khoảng 10 – 15 phút. Chú ý không nên đặt đá lạnh trực tiếp lên da đầu vì có thể gây tình trạng bỏng lạnh.
Tắm nước ấm
Nước ấm có tác dụng đả thông mạch máu, giúp thư giãn giảm đau. Chính vì điều này, đối với những mẹ bầu đang đau đầu, điều này đặc biệt tốt.
Cũng là tắm bằng nước ấm, chị em có thể cho thêm vào nước tắm ít lá bạc hà, lá chanh, sả và vỏ cam, bưởi,… Pha với tỷ lệ phù hợp để tạo thành nước tắm có mùi thơm của tinh dầu tự nhiên.
Nếu không thể chuẩn bị nước tắm bằng các loại lá, chị em chỉ cần tắm nước ấm bằng vòi hoa sen là đủ. Cảm giác những tia nước ấm xối thẳng lên đầu sẽ xua tan cơn đau nhức để giảm đau đầu nhanh chóng.
Điều trị bằng day ấn, bấm huyệt an toàn hiệu quả
Xoa bóp, bấm huyệt cũng là một biện pháp có khả năng chữa đau đầu cho bà bầu an toàn, hiệu quả. Trong khi xoa bóp, chị em có thể sử dụng thêm tinh dầu để gia tăng hiệu quả. Nên áp dụng cách này mỗi khi bị đau đầu để tăng cường tuần hoàn máu lên não.
Thai phụ chọn vị trí tránh gió, yên tĩnh khi tiến hành xoa bóp, bấm huyệt. Cách thực hiện day ấn cũng rất đơn giản và ai cũng có thể áp dụng. Đó là dùng ngón tay trỏ day ở phần huyệt thái dương theo vòng tròn. Cùng lúc bấm huyệt ở hai bên thái dương rồi di chuyển lên vùng trán và kết thúc ở vị trí chân mày.
Một phương pháp bấm huyệt khác mà bà bầu có thể áp dụng khi đau đầu như sau:
- Dùng hai ngón tay trỏ đặt ở đuôi lông mày ở hai mắt.
- Di chuyển ngón tay theo hình vòng tròn về phía thái dương, cứ vẽ theo một vòng tròn rồi lại quay ngược lại. Cứ thế thực hiện lặp lại khoảng 15 lần là được.
Tuy nhiên, chị em cần lưu ý: các biện pháp day ấn massage giúp giảm đau hoàn toàn có thể tự thực hiện. Nhưng khi muốn tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể để tăng hiệu quả điều trị thì nên tìm đến các cơ sở chuyên môn để trị liệu. Bởi bấm huyệt không đúng cách đem đến nhiều hệ lụy không lường trước được.
Gợi ý biện pháp phòng tránh tình trạng đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu
Ngoài các biện pháp giúp giảm đau, bà bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu nên có một chế độ sinh hoạt hợp lý để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng: Một chế độ dinh dưỡng yếu kém, mất cân bằng là nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng đau đầu thai kỳ. Chính vì vậy, lưu ý tới chế độ ăn uống cung như bổ sung đầy đủ dưỡng chất hàng ngày là điều rất quan trọng.
- Ngoài tăng cường chế độ ăn, bà bầu có thể sử dụng thêm thuốc bổ mỗi ngày. Các dưỡng chất cần lưu ý cung cấp đủ như: DHA, EPA, acid folic, canxi, sắt, I-ốt…
- Nên uống đủ từ 2 lít nước trở lên và ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Tập thể dục thường xuyên không những giúp tăng cường sức khỏe, mà còn có thể hạn chế được những căn bệnh hay gặp phải trong quá trình mang thai như đau đầu, cảm cúm,…
- Chú ý đến tư thế ngồi, nằm, đồng thời luôn giữ tinh thần thoải mái để kiểm soát căng thẳng, stress.
- Đi khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho không chỉ bản thân mẹ mà còn cả cho thai nhi.
Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng phổ biến, không quá nguy hiểm.Tuy nhiên, trong giai đoạn này, thai phụ phải thật cẩn thận do sức đề kháng trong cơ thể bị giảm đi, dễ mắc phải khá nhiều bệnh. Nếu triệu chứng đau đầu kéo dài dai dẳng và có cường độ ngày một nặng hơn, tốt nhất, nên tìm đến các bác sĩ sản khoa để được thăm khám chính xác.
Tham khảo thêm
The post Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu và hướng điều trị appeared first on Đông Phương Y Pháp.
Nhận xét
Đăng nhận xét