Phục hồi chức năng là một trong ba trụ cột của ngành y tế [BỘ Y TẾ]

Ngày 16/6, tại Bộ  Y tế đã diễn ra cuộc họp Ban soạn thảo Thông tư quy định về chức năng,nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi chức năng do PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế chủ trì. Tham dự buổi […]

Ngày 16/6, tại Bộ  Y tế đã diễn ra cuộc họp Ban soạn thảo Thông tư quy định về chức năng,nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi chức năng do PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế chủ trì.

Tham dự buổi họp còn có TS Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế; ThS Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị, Công trình Y tế, PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;ThS Nguyễn Trung Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế ;TS Đặng Hồng Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế; Ông Nguyễn Trung Quý, Phó trưởng ban chính sách BHYT; PGS.TS Trần Trọng Hải, Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam; PGS.TS Cao Minh Châu, Tổng thư ký Hội Phục hồi chức năng Việt Nam;TS Lương Tuấn Khanh, Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai; ThS Nguyễn Trung Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế,cùng chuyên viên các Vụ, Cục của Bộ Y tế, các BV chuyên khoa Phục hồi chức năng tham dự trực tuyến.

Dự thảo Đề cương Thông tư  quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ sở phục hồi chức năng gồm 5 chương, 28 điều;

PGS.TS Trần Trọng Hải, Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam khẳng định PHCN là 1 trong 3 trụ cột của ngành y tế hiện nay: y tế dự phòng, khám bệnh chữa bệnh và PHCN. Việc phát triển ngành là rất cần thiết và để phát triển toàn diện thì cần có một cơ chế pháp lý thống nhất. Vì vậy việc xây dựng Thông tư thay thế Thông tư 46/2013/TT-BYT là rất cần thiết. Hiện trên thế giới đang phát triển nhân viên tâm lý xã hội và điều dưỡng PHCN. Vì vậy Ban soạn thảo có thể xem xét đưa vào Thông tư để đáp ứng nhu cầu cho tương lai

TS Đặng Hồng Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế cho rằng Thông tư sửa đổi cần tập trung hướng tới việc thanh toán bảo hiểm, tuy nhiên cần xác định rõ các vấn đề đang vướng mắc để có hướng sửa đổi đúng và phù hợp. Theo quy định, để thanh toán BHYT cần đạt được các tiêu chí: tên dịch vụ, giá, cấp có thẩm quyền phê duyệt, người thực hiện có chứng chỉ hành nghề. Vậy vướng ở đâu thì bổ sung và sửa đổi ở đó, đồng thời luôn phải xác định PHCN là chuyên ngành lớn, không phải là hỗ trợ KBCB.

Theo ông Nguyễn Trung Quý, Phó trưởng ban chính sách BHYT,đang có 2 cách tiếp cận xây dựng thông tư: Một là cần có hệ thống PHCN phát triển chuyên sâu, theo thế giới, thuần túy phát triển theo lĩnh vực PHCN. Hai là vừa đáp ứng nhiệm vụ tồn tại hệ thống PHCN và đảm bảo các tổ chức PHCN có thể tồn tại được trong thời kỳ kinh tế thị trường. Nếu BVĐK tỉnh có khoa PHCN thì khoa PHCN có thể tồn tại phát triển được dựa vào BVĐK. BV PHCN chỉ có PHCN thì rất khó tồn tại, vì vậy trong dự thảo có đề cập đến các khoa khác ngoài khoa PHCN.

Các đại biểu cũng trao đổi, góp ý về thể thức, bố cục, nội dung, mô hình hoạt động, tổ chức…

Phục hồi chức năng là một phần không thể thiếu của khám, chữa bệnh
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phát biểu chỉ đạo tại buổi họp

Kết luận buổi họp, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, hoan nghênh tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình và tâm huyết của Ban soạn thảo và Tổ biên tập đã góp ý xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 46/2013/TT-BYT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi chức năng.

Việc ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 46/2013/TT-BYT ngày 31/12/2013 là cấp thiết và cần thống nhất quan điểm PHCN là một ngành chính và có thể tồn tại độc lập.

Tổ biên tập cần căn cứ vào các góp ý của Ban soạn thảo, bám sát các văn bản pháp luật khác và thực tế yêu cầu tại các cơ sở PHCN để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn của đơn vị phù hợp và đúng pháp luật, rõ ràng, mạch lạc, cách tiếp cận chuyên khoa PHCN có đa khoa nhưng phải đi vào PHCN chuyên sâu, tiếp cận toàn diện của hệ chuyên ngành PHCN cần mở rộng.

Nguồn: KCB.VN

The post Phục hồi chức năng là một trong ba trụ cột của ngành y tế [BỘ Y TẾ] appeared first on Đông Phương Y Pháp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 12 Thuốc Đông Trùng Hạ Thảo Được Ưa Chuộng Hàng Đầu

Xơ Vữa Động Mạch Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Huyệt Toản trúc: Vị trí, công dụng và những lưu ý khi day bấm