Châm cứu đau đầu: Tác dụng, các huyệt châm cứu và lưu ý
Hiểu được rằng việc sử dụng thuốc đau đầu nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy nên nhiều bệnh nhân đã tìm đến liệu pháp y học cổ truyền châm cứu đau đầu hiệu quả cao và an toàn với sức khỏe của người bệnh.
Đau đầu châm cứu có tốt không? An toàn không?
Đau đầu là tình trạng phổ biến của tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, với các cấp độ nặng nhẹ khác nhau. Nhiều bệnh nhân thắc mắc rằng “đau đầu châm cứu có tốt không, có an toàn không?”. Thực chất, nếu quá trình châm cứu được tiến hành đúng kỹ thuật, bài bản và được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao, lành nghề, tình trạng bệnh nhân sẽ được cải thiện đáng kể.
Trong trường hợp người châm cứu châm không đúng kỹ thuật, kim có thể sẽ đâm trúng mạch máu, gây đau và tê cho người bệnh. Bởi vậy, nếu đã lựa chọn phương pháp châm cứu để chữa đau đầu, bạn nên tìm đến các cơ sở uy tín để được điều trị.
Về bản chất, châm cứu chính là phương tiện giúp gia tăng tốc độ phản ứng tổng hợp serotonin. Khi tiến hành châm cứu, những mũi kim sẽ tác động vào cơ thể, tác động lên trục tuyến yên – dây thần kinh giao cảm. Từ đó giúp cơ thể phóng thích endorphin và các hoạt chất nội sinh có tác dụng giảm đau đầu hiệu quả.
Đồng thời, các kích thích và các luồng xung động của kích thích cũng được tạo ra khi kim tiêm tác động vào da. Chúng được truyền vào tủy lên não, rồi từ não xung động đi đến các cơ quan đáp ứng hình thành một cung phản xạ mới. Cung phản xạ này sẽ ức chế và phá vỡ cung phản xạ của bệnh lý. Nhờ vậy, chứng đau đầu được kiểm soát.
Đau đầu vận mạch có châm cứu được không?
Đã có rất nhiều ca đau đầu vận mạch được điều trị thành công nhờ châm cứu.
Thực tế, đau đầu vận mạch là một trong những dạng thức của bệnh đau đầu gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh nhất. Đây là tình trạng đau đầu mãn tính kéo dài từ 4 đến 72 giờ với những cơn đau dai dẳng co thắt từng cơn liên hồi.
Người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng thái dương trước, sau đó lan đến vùng trán, rồi kéo ra đỉnh đầu và sau gáy. Những yếu tố bên ngoài như tiếng ồn, ánh sáng cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến cho cơn đau trở nên giữ dội và tồi tệ hơn.
Tùy vào nguyên nhân gây ra đau đầu vận mạch mà người bệnh sẽ được chỉ định phác đồ huyệt vị phù hợp.
Thực tế khi can thiệp bằng biện pháp điện châm – châm cứu sẽ mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn cho người bệnh. Nghiên cứu cho thấy, châm cứu có tác dụng kiểm soát lo âu bằng cách kích thích cơ thể sản sinh dopamine, endorphin và serotonin giúp người bệnh có giấc ngủ ngon. Từ đó giảm cơn đau đầu vận mạch hiệu quả.
Sau quá trình châm cứu, người bệnh được thả lỏng cơ thể, thư giãn đầu óc. Cơn đau đầu vận mạch cũng dần được tan biến nhờ tác dụng tăng cường lưu thông máu, ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh mà châm cứu mang lại.
Có thể thấy, châm cứu là một phương pháp trị liệu khá an toàn và hiệu quả nếu được tiến hành bởi sự chỉ dẫn của chuyên gia. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, người bệnh có thể phải đối mặt với tác dụng phụ khôn lường
Châm cứu bấm huyệt chữa đau đầu, đau nửa đầu – Phương pháp không dùng thuốc
Châm cứu đau đầu, đau nửa đầu ngày càng được nhiều người bệnh tin tưởng bởi hiệu quả cao, điều trị bệnh tận gốc và gần như không gây ra tác dụng phụ.
Các huyệt châm cứu đau đầu
Theo từng nguyên nhân gây ra đau đầu mà các bác sĩ sẽ tiến hành châm cứu vào các huyệt đạo khác nhau. Cụ thể:
Đau đầu do ngoại cảm: Là tình trạng đau đầu gây ra bởi các yếu tố bên ngoài như nhiễm lạnh, thay đổi môi trường, thay đổi đột ngột nhiệt độ, sốc nhiệt,…
Châm cứu vào các huyệt đạo: Châm tả Bách hội, Trung quản, Nghinh hương, Thượng Tinh, Phế du, Phong long, Phong Trì, Thái Dương, Túc tam lý, Khúc Trì,…
Đau đầu do nội thương: Là tình trạng đau đầu do nguyên khí suy kém, do thức ăn ứ trệ ở Tỳ, Vị, do căng thẳng, âu lo, stress, do khí huyết trong cơ thể không thể lưu thông, do suy giảm chức năng của Tỳ, Phế, Thận,…
Châm cứu vào các huyệt đạo: Hành gian, Nội quan, Phong trì, Trung quản, Thượng tinh, Cứu bách hội, Giải khê, Quan nguyên, Túc tam lý, Thái xung, Tam âm giao,…
Liệu trình châm cứu trị đau đầu, đau nửa đầu
Tùy vào tình trạng và mức độ, cấp độ đau đầu của từng bệnh nhân sẽ có lộ trình châm cứu chữa nửa đầu riêng. Thông thường, một lộ trình châm cứu sẽ kéo dài 15 ngày, mỗi ngày một lần, mỗi lần từ 15-20 phút.
Thời gian có thể kéo dài lâu hơn nếu tình trạng đau đầu của bệnh nhân đã diễn ra trong thời gian dài và kéo theo nhiều bệnh lý không mong muốn khác.
Châm cứu vùng đầu cần lưu ý gì?
Trên cơ thể con người, vùng đầu là vùng rất dễ bị tổn thương. Do vậy, khi châm cứu ở vùng đầu cần phải đặc biệt lưu ý. Cụ thể:
- Trong việc chọn kim châm: Có thể lựa chọn 5 loại kim sau: Hào châm (kim nhỏ), Trường châm (kim dài), Kim ba cạnh, Nhĩ hoàn (kim cài loa tai), kim hoa mai.
- Tư thế của bệnh nhân: Ngồi tựa ghế, ngồi chống cằm, ngồi cúi sấp, ngồi cúi nghiêng, ngồi thẳng lưng, ngồi duỗi tay, ngồi co khuỷu tay chống lên bàn. Các tư thế nằm: nằm nghiêng, nằm ngửa, nằm sấp.
Không nên tiến hành châm cứu trong các trường hợp:
- Người bệnh quá sợ hãi và căng thẳng khi nhìn thấy kim
- Các vùng da của người bệnh đang bị chai, sẹo hoặc viêm nhiễm.
- Người bệnh đang mắc phải bệnh rối loạn đông máu hoặc có sử dụng thuốc kháng đông máu.
- Đặc biệt lưu ý khi châm cứu cho những bệnh nhân đang mang thai, cần tránh châm vào một số huyệt nhạy cảm.
Quan trọng nhất, bệnh nhân không tin tự ý châm cứu bấm huyệt chữa đau đầu tại nhà khi không có chuyên gia, kỹ thuật viên có tay nghề. Việc thực hiện nhầm, không đúng thủ thuật có thể gây ra những tác dụng phụ ngoài mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Thay vào đó, người bệnh có thể tìm đến các cơ cở, địa chỉ cung cấp dịch vụ vật lý trị liệu đáng tin cậy như Trung tâm Đông phương Y pháp – Đơn vị dẫn đầu xu hướng chữa bệnh không dùng thuốc.Tại đây, 100% được thăm khám bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu lĩnh vực VLTL và các kỹ thuật viên đều có chứng chỉ hành nghề, giàu kinh nghiệm, tận tâm với người bệnh.
Trên đây là những thông tin xung quanh việc châm cứu đau đầu mà người bệnh cần phải nắm được. Mong rằng sẽ giúp được bạn trong quá trình bảo vệ sức khỏe của mình. Chúc các độc giả sẽ điều trị bệnh thành công và nhiều sức khỏe.
Xem thêm:
The post Châm cứu đau đầu: Tác dụng, các huyệt châm cứu và lưu ý appeared first on Đông Phương Y Pháp.
Nhận xét
Đăng nhận xét