Bệnh mất ngủ kinh niên: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bị mất ngủ kinh niên (mãn tính, lâu năm) là tình trạng phổ biến và có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Bệnh có các triệu chứng điển hình như trằn trọc, khó ngủ, khó đi vào giấc ngủ, đêm dễ bị tỉnh giấc và khó ngủ lại… Khi bệnh nhân để tình trạng này kéo dài có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề khác về sức khỏe như: bệnh tim mạch, huyết áp,… nguy hiểm nhất là đột quỵ/ tai biến mạch máu não.

Bệnh mất ngủ kinh niên khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược tinh thần...
Bệnh mất ngủ kinh niên khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược tinh thần…

Bệnh mất ngủ kinh niên là gì?

Mất ngủ kinh niên hay mất ngủ mãn tính, lâu năm là thuật ngữ y khoa được sử dụng để chỉ tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ sâu diễn ra trên 1 tháng. Do vậy, những người bị mất ngủ dưới 1 tháng được gọi là mất ngủ cấp tính, diễn ra ngắn hạn và không nguy hiểm như mất ngủ lâu năm.

Theo các báo cáo y tế gần nhất, tại Việt Nam hiện nay tỷ lệ bệnh nhân bị mất ngủ chiếm khoảng 10-20% tổng dân số. Một số đối tượng có nguy cơ cao bị mất ngủ, khiến cho con số này đang có xu hướng ngày càng tăng, đó chính:

  • Nữ giới: Khi có sự thay đổi nội tiết, thời kỳ mang thai…
  • Người già: Khi tuổi càng cao cơ thể dần lão hóa, hệ thần kinh cũng bị suy yếu…
  • Người có thể chất, tinh thần rối loạn
  • Người căng thẳng, stress kéo dài
  • Người có công việc lệch múi giờ: Thường xuyên làm ca đêm nên dễ bị rối loạn giấc ngủ, tiềm ẩn nguy cơ bị mất ngủ mãn tính.

Nguyên nhân gây bệnh mất ngủ lâu năm ở đa số bệnh nhân

Hiện nay chưa có kết luận cụ thể về nguyên nhân gây bệnh mất ngủ kinh niên, tuy nhiên dựa vào các nghiên cứu cho thấy có khá nhiều yếu tố khiến cho nhiều người rơi vào tình trạng. Chủ yếu là do bệnh lý, chất lượng cuộc sống và thói quen sinh hoạt.

  • Do bệnh lý: Một số bệnh lý khiến chúng ta thường xuyên mất ngủ, ngủ trằn trọc không ngon giấc có thể kể đến: xương khớp (đau nhức vào ban đêm); tim mạch(tức ngực, khó thở khiến giấc ngủ dễ bị gián đoạn, khó ngủ); hô hấp (tỉnh giấc giữa đêm gây mất ngủ);  tiêu hóa (giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn); tiết niệu (đi tiểu vào ban đêm); bệnh tâm thần (tinh thần rối loạn)…
  • Chất lượng cuộc sống thấp: Điều này sẽ phần nào tác động tiêu cực đến tâm lý, đầu óc suy nghĩ nhiều cũng có thể dẫn đến mất ngủ kéo dài, nặng hơn sẽ thành mất ngủ kinh niên.
  • Chế độ ăn uống không điều độ: Khi cơ thể không được dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng, não bộ và hệ thần kinh sẽ bị thiếu chất, gây khó ngủ, mất ngủ. Bên cạnh đó người thường xuyên ăn no vào buổi tối, uống nhiều nước sau 9h tối, sử dụng nhiều thực phẩm khó tiêu hoặc chứa chất kích thích cũng sẽ khiến người đó bị mất ngủ.
  • Môi trường sống không đảm bảo: Một không gian sống thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh sẽ tốt hơn nhiêu so với nơi có không gian chật chội, ồn ào, kém thông thoáng,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó ngủ, mất ngủ kéo dài dẫn đến mất ngủ lâu năm.
  • Tâm lý rối loạn: Người luôn có trạng thái tức giận, căng thẳng,  lo lắng,… trong thời gian dài sẽ có nguy cơ mắc bệnh khó ngủ, mất ngủ hơn so với người bình thường.
  • Thói quen ngủ muộn: Ngủ càng muộn (sau 11h) trong suốt một thời gian dài sẽ khiến cơ thể bạn trở nên mệt mỏi, thay đổi hormone và có thể dẫn đến mất ngủ kinh niên.

Mỗi nguyên nhân đều có cách khắc phục khác nhau và trước khi tìm ra phương pháp điều trị bệnh thì bệnh nhân nên có cách giải quyết căn nguyên, khi đó quá trình chữa bệnh sẽ hiệu quả hơn.

Triệu chứng mất ngủ kinh niên thường gặp và cách chẩn đoán bệnh chính xác

Mất ngủ là căn bệnh gây ra nhiều hệ lụy đối với chất lượng đời sống cũng như sức khỏe của người bệnh, việc sớm nhận biết bệnh là điều vô cùng quan trọng và chúng quyết định quá trình điều trị có dễ dàng hay không. 

Bệnh mất ngủ kinh niên: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Bệnh mất ngủ kinh niên có nhiều triệu chứng và nguyên nhân khác nhau

Triệu chứng

Thực tế thì bệnh mất ngủ thường bị bệnh nhân nhầm lẫn với một số bệnh về tâm lý, tuy nhiên tình trạng mất ngủ kinh niên, lâu năm thường có những dấu hiệu điển hình như:

  • Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ du cố gắng thử mọi mẹo.
  • Nửa đêm hay bị tỉnh giấc và rất khó ngủ trở lại.
  • Tỉnh táo từ rất sớm 4-5h sáng đã không con ngủ được nữa.
  • Khi ngủ dậy cơ thể cảm thấy uể oải, mệt mỏi, không cảm thấy sảng khoái sau một đêm nghỉ ngơi. Đồng thời, ban ngày hay buồn ngủ.
  • Tinh thần bất an, luôn buồn bực, cáu gắt, rơi vào trạng thái trầm cảm, lo âu.
  • Đầu óc khó tập trung vào công việc.

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề như trên thì rất có thể bạn đã mắc phải bệnh mất ngủ, hãy sớm tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn điều trị kịp thời.

Biện pháp chẩn đoán

Tuy nhiên, chỉ dựa theo những dấu hiệu kể trên bác sĩ vẫn sẽ khó đưa ra được chẩn đoán chính xác và việc đưa ra phác đồ điều trị bệnh mất ngủ mãn tính, kinh niên cũng sẽ có khó khăn hơn. 

Vậy nên, ngoài trao đổi cũng như đặt ra các câu hỏi liên quan để bác sĩ dễ đánh giá mức độ mất ngủ ở người bệnh và chẩn đoán bệnh thì bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân ghi chép nhật ký giấc ngủ, trạng thái cơ thể sau khi ngủ dậy,…

Đồng thời chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm điện não (EEG) nếu bệnh nhân có biểu hiện bị suy giảm trí nhớ, như vậy sẽ giúp xác định xem mất ngủ kinh niên có liên quan tới suy nhược thần kinh hay không.

Sau khi đã nắm rõ thông tin bệnh lý của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị mất ngủ mãn tính phù hợp.

Bị mắc chứng bệnh mất ngủ kinh niên có nguy hiểm không?

Như đã chia sẻ, bệnh mất ngủ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, mệt mỏi cho bệnh nhân vậy nên dù trong một thời gian ngắn hay dài, bệnh này vẫn gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và công việc của bệnh nhân. Tiêu biểu có thể kể đến một số vấn đề bệnh nhân sẽ phải đối mặt như:

Mất ngủ là một trong những tác nhân gây đột quỵ
Mất ngủ là một trong những tác nhân gây đột quỵ
  • Tăng nguy cơ bị đột quỵ: đặc biệt là vào mùa đông, vì thể trạng mất ngủ kinh niên sẽ tăng nồng độ cholesterol trong máu, nên nguy cơ đột quỵ. rất cao.
  • Suy giảm trí nhớ, giảm tập trung: Không chỉ mệt mỏi, bệnh nhân bị suy giảm khả năng tiếp nhận thông tin, chậm chạp và khó tập trung…
  • Chất lượng công việc giảm sút: Đây là một trong những hệ lụy thường gặp, công việc trở nên trì trệ vì thiếu tập trung, hay buồn ngủ trong giờ… nên hiệu suất công việc cũng bị ảnh hưởng.
  • Nguy cơ thừa cân, béo phì: mệt mỏi, căng thẳng, lo âu trong thời gian dài sẽ khiến toàn bộ cơ thể ì ạch, lười vận động và ít tiêu thụ calo, nên rất có thể sẽ bị béo phì, thừa cân.
  • Tăng nguy cơ trầm cảm: Mất ngủ khiến tinh thần càng lo âu, stress, luôn cảm thấy u uất và suy nghĩ tiêu cực nên rất dễ bị trầm cảm.
  • Đe dọa nguy cơ bị ung thư vú: đặc biệt ở nữ giới khi mất ngủ, một lượng lớn hormone Melatonin sẽ sản sinh liên tục, tạo điều kiện cho các khối u hình thành, phát triển thành ung thư vú.

Đó đều là những hệ lụy tác động tiêu cực, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trong tương lai. Vậy nên ngay khi cơ thể có biểu hiện, bệnh nhân nên sớm tìm đến bác sĩ để có cách chữa bệnh mất ngủ mãn tính, kinh niên phù hợp với mình.

Kinh nghiệm chữa mất ngủ kinh niên hiệu quả cao

Mất ngủ là bệnh lý phổ biến thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, mỗi người đều có cách chữa trị phù hợp tùy theo chứng trạng của mình. Vậy nên hiện nay cũng có khá nhiều phương pháp chữa bệnh để bệnh nhân chọn lựa, tiêu biểu có thể để đến một số cách phổ biến, có mang lại hiệu quả như:

Bài thuốc trị mất ngủ mãn tính theo dân gian

Thông thường đây sẽ là cách mà người bệnh sẽ tìm đến khi có biểu hiện khó ngủ, mất ngủ bởi mẹo dân gian vốn rất quen thuộc, được lưu truyền nhiều đời, đây là cách chữa mất ngủ đơn giản và chi phí khá rẻ.

Lá dâu tằm có tác dụng tốt với bệnh nhân mất ngủ
Lá dâu tằm có tác dụng tốt với bệnh nhân mất ngủ
  • Sử dụng lá dâu tằm: Chỉ cần khoảng 300g lá dâu tằm tươi, phơi khô, rồi sao nóng. Bảo quản bằng lọ thủy tinh chôn dưới đất trong 15 ngày là có thể sử dụng được. Cách thực hiện là sắc khoảng 1 nắm nhỏ lá dâu tằm với 100ml nước, đến khi còn một nửa thì tắt bếp và chia lượng đó thành 2 phần để sử dụng 2 lần/ ngày..
  • Sử dụng tim sen (tâm sen): Sử dụng từ 5-10g tim sen đã được rửa sạch, hãm chung với nước sôi trong 15 phút và uống trong ngày, tốt nhất là vào buổi trưa và chiều tối.
  • Sử dụng củ gừng tươi: Chỉ cần 1 củ gừng tươi, thêm chút đường là bạn đã có thể cải thiện được chất lượng giấc ngủ. Cụ thể là đập dập gừng và đun sôi với 500ml nước, để sôi trong vòng 5 phút có thể thêm vài thìa đường, không nên cho nhiều đường. Sau đó chia lượng nước thu được thành 2 phần và uống 2 lần/ ngày, vào buổi trưa và buổi chiều.

Lưu ý: Đây là bài chữa mẹo, không có tác dụng đặc trị mất ngủ. Bệnh nhân có triệu chứng nặng nên tìm đến phương pháp đặc hiệu hơn trước khi bệnh trở nặng hơn.

Trị mất ngủ kinh niên bằng thuốc Tây 

Hiện nay, để nâng cao chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân sử dụng một số nhóm thuốc chữa mất ngủ mãn tính như:

  • Thuốc an thần liều nhẹ: Diphenhydramine, Doxylamine succinate và Melatonin…
  • Thuốc trị mất ngủ có kê đơn: Zaleplon, Zolpidem, Temazepam,  Suvorexant,…

Bệnh nhân bị mất ngủ sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp với chứng trạng cũng như mức độ nặng nhẹ

Lưu ý: Bệnh nhân nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý sử dụng thuốc để tránh gặp phải tác dụng phụ ngoài mong muốn. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường nào cần thông báo với bác sĩ và đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Chữa bệnh mất ngủ mãn tính KHÔNG DÙNG THUỐC nhờ cơ chế tự chữa lành

Thay vì sử dụng thuốc, hiện nay bệnh nhân bị mất ngủ đang có xu hướng tìm đến các giải pháp chữa bệnh nhờ cơ chế tự chữa lành, không phụ thuộc vào thuốc. Đây cũng được xem như một trong những hướng điều trị an toàn, lành tính và hiệu quả, phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân.

Một số phương pháp chữa bệnh mất ngủ kinh niên không dùng thuốc điều trị bệnh mất ngủ mãn tính đang được áp dụng điều trị phổ biến như:

Các huyệt cần châm cứu chữa mất ngủ  
Vật lý trị liệu chữa mất ngủ an toàn, hiệu quả
  • Vật lý trị liệu: Châm cứu, Thủy châm, Xoa bóp bấm huyệt, Giác hơi, Cấy chỉ,…
  • Liệu pháp kết hợp: Tâm lý, Âm nhạc trị liệu, Bài tập chuyên biệt, Dưỡng sinh, Yoga – thiền, Thảo dược, Hương dược,…

Các liệu pháp vật lý trị liệu sẽ tác động vào sâu bên trong cơ thể giúp lưu thông khí huyết, thư giãn thần kinh, tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, giúp bệnh nhân dễ ngủ, ngủ sâu giấc. Ngoài ra còn giúp đẩy lùi chứng đau đầu hiệu quả.

Còn đối với các liệu pháp kết hợp, sẽ có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, giúp bồi bổ hệ thần kinh, cải thiện giấc ngủ và đặc biệt giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Trung tâm Đông phương Y pháp – Địa chỉ đáng tin cậy chữa mất ngủ kinh niên KHÔNG DÙNG THUỐC tốt nhất hiện nay

Hiện nay, Trung tâm Đông phương Y pháp là một trong những đơn vị TIÊN PHONG phát triển và ỨNG DỤNG THÀNH CÔNG cơ chế tự chữa lành nhờ các liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Trung tâm đã giúp nhiều bệnh nhân thoát khỏi nỗi ám ảnh thức trắng đêm, ngủ không ngon, ngủ chập chờn … và trở lại cuộc sống vui khỏe, tận hưởng cuộc sống.

Khi đến Trung tâm thăm khám chữa bệnh mất ngủ 100% bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và đưa ra phác đồ Đông phương Thần hiệu Định tâm chữa bệnh mất ngủ kinh niên phù hợp với chứng trạng, mức độ và cơ địa của bệnh nhân. Hiệu quả điều trị lên đến 80% chỉ sau 7 – 30 ngày trị liệu.

Liệu trình Đông phương Thần hiệu Định tâm chữa mất ngủ phù hợp cho mẹ bầu, mẹ sau sinh
Liệu trình Đông phương Thần hiệu Định tâm chữa mất ngủ

Bên cạnh đó, trong suốt quá trình trị liệu bệnh nhân sẽ có cơ hội được trải nghiệm chất lượng dịch vụ hoàn hảo với nhiều ưu điểm vượt trội mà không phải đơn vị nào cũng có thể đáp ứng, như:

  • Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên, chuyên viên y tế… luôn đồng hành trong suốt liệu trình, kịp thời đưa ra lời khuyên để hiệu quả điều trị cao nhất.
  • Không xâm lấn, không phụ thuộc vào thuốc và không phải lo lắng về những tác dụng phụ, biến chứng ngoài mong muốn. 
  • Cơ thể tự chữa lành nhờ sự tác động tận sâu bên trong cơ thể, loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh nên hiệu quả điều trị bền vững và ngăn ngừa bệnh tái phát. Đồng thời còn hỗ trợ nâng cao sức khỏe tự nhiên, sức đề kháng cho người bệnh.
  • Đông phương Thần hiệu Định tâm – Phác đồ, liệu trình điều trị mất ngủ chuyên biệt, được đội ngũ chuyên gia hướng dẫn cách xoa bóp, bấm huyệt đơn giản; tập luyện điều độ và tư vấn cách lên thực đơn… để hỗ trợ điều trị tại nhà, giúp rút ngắn thời gian điều trị.
  • Hiệu quả đa chiều, đa tác động mà mỗi người bệnh sẽ kết hợp điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe cùng một lúc theo chỉ định của bác sĩ, nhằm đảm bảo tỷ lệ phục hồi cao và loại bỏ bệnh tật ra khỏi cơ thể.
  • Phương pháp điều trị vật lý trị liệu chuyên sâu, được cải tiến kỹ thuật cao, không gây đau, hiệu quả gấp nhiều lần so với các kỹ thuật thông thường khác nhờ Trung tâm đã KẾT HỢP THÀNH CÔNG trường phái TÂN CHÂM của Giáo sư Tài Thu cùng cơ sở lý luận về 12 cặp huyệt nguyên trong Đề tài của Tiến sĩ, bác sĩ Vân Anh.
Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đang công tác tại Đông phương Y pháp
Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đang công tác tại Đông phương Y pháp

Nhờ vậy, Trung tâm đã ngày càng khẳng định được vị thế và trở thành một trong những đơn vị đáng tin cậy chữa bệnh mất ngủ kinh niên, đặc biệt là trong lĩnh vực chữa bệnh bằng YHCT và các liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

Gần đây Đông phương Y pháp đã ghi nhận NSƯT Hương Dung đã được chữa khỏi bệnh mất ngủ mãn tính, kinh niên tại Trung tâm. NS cũng đã có những chia sẻ chân thực về quá trình chữa bệnh tại đây.

Chia sẻ từ nghệ sĩ Hương Dung sau khi chữa mất ngủ tại Đông phương Y pháp
Chia sẻ từ nghệ sĩ Hương Dung về liệu trình chữa mất ngủ tại Đông phương Y pháp

Mất ngủ – căn bệnh toàn cầu, có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Bệnh nhân không nên chủ quan, bỏ qua các triệu chứng bệnh. Hãy chủ động tìm đến chuyên gia để được chữa bệnh kịp thời, trước khi bị chuyển sang giai đoạn mất ngủ kinh niên!

XEM THÊM:

The post Bệnh mất ngủ kinh niên: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả appeared first on Đông Phương Y Pháp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 12 Thuốc Đông Trùng Hạ Thảo Được Ưa Chuộng Hàng Đầu

Xơ Vữa Động Mạch Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Huyệt Toản trúc: Vị trí, công dụng và những lưu ý khi day bấm