Huyết áp là gì? Dấu hiệu và cách điều trị các bệnh lý liên quan hiệu quả
Huyết áp là được tạo ra do sự co bóp cơ tim và áp lực lệ thành mạch giúp đưa máu đi khắp cơ thể. Và khi nhắc đến khái niệm này, mọi người quan niệm đây là chỉ số theo dõi sức khỏe. Vậy huyết áp là gì? Tình trạng bệnh ảnh ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Huyết áp là gì? Những thông tin cần thiết
Huyết áp là áp lực của máu tác động lên động mạch giúp đưa máu nuôi dưỡng tế bào trong cơ thể được tạo nên bởi sự co bóp của tim và sức cản của động mạch máu.
Theo bác sĩ Doãn Hồng Phương – Giám đốc Trung tâm Đông phương Y pháp cho biết tình trạng này được thể hiện bằng 2 chỉ số:
- Huyết áp tâm thu/ tối đa: Chỉ số dao động từ 90 đến 139 mmHg. Đây là áp lực khi tim đập đồ máu vào động mạch và khiến áp lực trong động mạch là cao nhất.
- Huyết áp tâm trương/ tối thiểu: Chỉ số dao động từ 60 đến 89 mm Hg. Đây chính là áp lực máu giữa 2 lần đập của tim và khi máu chảy về tim thông qua tĩnh mạch.
Trong đó mm Hg là đơn vị mi-li-mét thủy ngân
Hơn nữa, bác sĩ cũng cho biết, huyết áp thay đổi từ huyết áp tâm thu đến tâm trương khi tim đập, chỉ số càng giảm khi máu theo động động mạch nuôi dưỡng tế bào mô đi xa khỏi tim.
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ở người bình thường chỉ số huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm. Chỉ số này hạ xuống thấp nhất là 1-3 giờ sáng khi con người ngủ say, hay cơ thể nghỉ ngơi thư giãn chỉ số có thể hạ xuống.
Và ngược lại, chỉ số này cao nhất là 8-10h, cơ thể bạn vận động, xúc động mạnh hay căng thẳng thần kinh cũng dẫn đến các chỉ số này tăng cao.
Thế nào được coi là huyết áp cao và thấp?
Theo bác sĩ Hồng Phương, chỉ số huyết áp tăng quá cao hay quá thấp đều có thể nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Vậy chỉ số như thế nào là cao, và chỉ số như nào là thấp. Để đánh giá bệnh lý bên cạnh chỉ số tâm trương và tâm thu còn còn dựa vào cách biệt giữa 2 chỉ số này. Nếu khoảng cách càng rộng hay càng hẹp sẽ không an toàn.
- Huyết áp bình thường: Đối với người trưởng thành, chỉ số thâm thu nhỏ hơn 120mmHg và tâm trương nhỏ hơn 80 mgHg
- Huyết áp cao: Khi chỉ số tâm thu lớn hơn 140 mmHG và tâm trương lớn hơn 90 mmHg
- Tiền cao huyết áp: Chỉ số nằm giữa huyết áp bình thường và cao. Nghĩa là chỉ số tâm thu dao động thừ 120-139 mmHg và tâm trương dao động từ 80-89 mmhg.
- Huyết áp thấp: Chỉ số tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg và tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg.
Tuy nhiên để kết luận người bệnh bị huyết áp cao hay thấp là dựa vào chỉ số của nhiều ngày. Và để chỉ số này chỉ số này chính xác thì cần hải tiến hành đo cả 2 tay sau 5 phút nghỉ ngơi và 1 phút ở tư thế đứng.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp
Nhiều tố dẫn đến chỉ số huyết áp thay đổi, bao gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài cơ thể:
Yếu tố bên trong cơ thể
- Sức co bóp của tim: Tim co bóp nhanh hay chậm đều có thể ảnh hưởng đến tim. Trường hợp tim đập nhanh, tác động lên thành độ mạch với áp lực lớn khiến áp suất màu tăng cao. Ngược lại, nhịp tim đập chậm, áp lực thành động mạch yếu chỉ số sẽ giảm.
- Sức cản của động mạch: Huyết áp ổn định động mạch co giãn tốt. Do đó nếu thành mạch đàn hồi kém, bị xơ vữa dẫn đến máu lưu thông trong cơ thể khó khăn tạo ra sức cản lớn dẫn đến chỉ số tăng cao.
- Lượng máu: Người bệnh thiếu máu, lượng máu lưu thông thấp không đủ tạo áp lực lên thành động mạch dẫn nguy cao huyết áp thấp.
3 yếu tố trên có quan hệ mật thiết, nếu một yếu tố ảnh hưởng có thể dẫn đến các yếu tố còn lại bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng huyết áp cao và thấp.
Yếu tố tác động ngoài cơ thể
- Tư thế ngồi: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tư thế ngồi hoặc đứng ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp trung bình. Do đó ngồi sai tư thế là nguyên nhân khiến huyết áp không ổn định và khiến lượng máu không lưu thông.
- Thói quen ăn uống sinh hoạt: Chế độ ăn uống hằng ngày không chỉ ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó bạn không nên ăn mặn, rượu bia, chất kích thích khiến xơ cứng thành mạch.
- Sinh hoạt không điều độ: Bạn thường xuyên thức khuya, lười vận động căng thẳng kéo dài,… cũng là những yếu tố dẫn đến huyết áp không ổn định.
Dấu hiệu nhận biết huyết áp cao và thấp
Huyết áp cao và huyết thấp đều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bạn cần nhận biết những dấu hiệu dưới đây để có nhận biết và bảo vệ sức khỏe của mình.
Biểu hiện của người bệnh huyết áp thấp
Khi bị huyết áp thấp, người bệnh xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây:
- Cơ thể mệt mỏi: Người bệnh thường thấy cơ thể mệt mỏi, không có sức sống nhất là buổi sáng sớm
- Đau đầu: Người bệnh thường đau ở đỉnh đầu, mỗi tình trạng người bệnh có cơn đau đầu khác nhau, tình trạng đau đầu nghiêm trọng khi não hoạt động căng thẳng, luyện tập thể lực nặng.
- Thị lực giảm: Thị lực đột ngột giảm, người bệnh cảm thấy mắt bị mờ. Thoe chuyên gia khuyến cáo, khi gặp tình trạng này, người bệnh nên ngồi xuống một chỗ, nghỉ ngơi một lúc giúp thị lực được lấy lại.
- Chóng mặt, ngất: Với trường hợp người bệnh bị huyết áp thấp nghiêm trọng sẽ bị choáng thậm chí là ngất. Hơn nữa, bạn cũng có thể bị hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy khi ngồi quá lâu, đứng trong nhiều giờ liền,…
- Cơ thể người bệnh mất tập trung: Huyết áp thấp khiến máu không đủ cung cấp đế não, tế bào não không nhận đủ oxy, chất dinh dưỡng hoạt động bình thường dẫn đến mất tập trung.
- Ngoài ra huyết áp hạ quá thấp khiến tim đập nhanh, đỏ mặt, buồn nôn, cơ thể suy nhược,…
Dấu hiệu của người bệnh bị huyết áp cao
Theo bác sĩ Doãn Hồng Phương cho biết đa phần người bệnh bị huyết áp cao không nhận biết được những triệu chứng không rõ ràng mặc dùng tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng.
Ở một số trường hợp người bệnh xuất hiện triệu chứng như đau đầu, khó thở hay chảy máu cam – đây là trường hợp hiếm gặp. Chính vì không xuất hiện những triệu chứng rõ ràng, khiến nhiều người bệnh chủ quan dẫn đến biến chứng đột ngột về tim mạch nguy hiểm đến tính mạng.
Huyết áp cao và huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?
Huyết áp cao và thấp đều ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên bệnh với những triệu chứng không rõ ràng dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Bị huyết áp cao có nguy hiểm không?
Bác sĩ Hồng Phương cho biết, huyết áp cao được coi là sát thủ thầm lặng, bởi chúng diễn biến âm thầm, người bệnh khó nhận biệt được triệu chứng. Hơn nữa, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm mà nhiều người bệnh chủ quan:
- Người bệnh bị di chứng thần kinh nặng nề như: liệt nửa người, hôn mê, sống đời sống thực vật, rối loạn tiền đình
- Thiếu máu cơ tim: Người bệnh bị thiếu máu cơ tim , suy tim, phình động mạch
- Nguyên nhân gây ra suy thận mạn tính và những biến chứng về mắt
- Nhiều trường hợp người bệnh bị tai biến mạch máu não, nguy cơ tử vong cao
Huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?
Huyết áp thấp cũng gây ra những biến chứng nguy hiểm người bệnh không được chủ quan:
- Chức năng hệ thần kinh bị suy giảm
- Cơ thể không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxy dẫn đến cơ quan như não, tim, thận bị tổn thương, suy yếu nhanh chóng.
- Tình trạng người bệnh dẫn đau thắt ngực, suy thận, nhồi máu cơ tim.
- Người bệnh bị tai biến mạch máu não trong đó có khoảng 30% người bệnh bị nhồi máu não. Hơn nữa người bệnh tụt huyết áp có thể bị sốc, nguy hiểm đến tính mạng khi làm việc trên tầng cao, hay đang lái xe
Cách điều trị và kiểm soát huyết áp như thế nào?
Huyết áp không ổn định dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí nguy cơ tử vong cao. Do đó người bệnh có thể phòng ngừa và kiểm soát bệnh theo một số cách được chuyên gia khuyến cáo dưới đây:
Tăng huyết áp cao đột ngột phải làm sao?
Nguyên tắc điều trị cao huyết áp là người bệnh phải giữ chỉ số ở mức độ ổn định khoảng 140/90 mmHg không được tăng cao và tăng đột ngột. Tuy nhiên với nhiều trường hợp người bệnh bị cao huyết áp, kèm theo một số bệnh mãn tính khác (đái tháo đường, suy thận,…) được tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Người bệnh được khuyến cáo điều trị theo các phương pháp dưới đây:
Sử dụng thuốc Tây điều trị
Hiện nay chưa có thuốc chấm dứt bệnh huyết áp dứt điểm, nhưng để duy trì chỉ số huyết áp và ngăn ngừa chỉ số này tăng lên cao đột ngột người bệnh được sử dụng một số loại thuốc:
- Thuốc ức chế beta: Thuốc giúp làm giảm áp lực máu bơm qua động mạch và từ đó ngăn chặn những yếu tố khiến huyết áp tăng
- Thuốc lợi niệu: Sử dụng với trường hợp người bệnh huyết áp tăng do lượng muối trong cơ thể cao và dư thừa lượng chất dịch trong cơ thể. Khi đó cần sử dụng thuốc lợi niệu giúp lượng chất dịch dư thừa này và muối đào thải ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu và giúp hạ huyết áp
- Thuốc chặn Alpha-2: Cơ chế của thuốc là thay đổi xung thần kinh và làm giãn mạch máu nhờ đó huyết áp giảm nhanh chóng
- Thuốc chặn Canxi: Thuốc ngăn ngừa 1 số gốc canxi xâm nhập vào tim từ đó giúp chỉ số huyết áp giảm
- Chất gây ức chế men chuyển và thụ thể Angiotensin: Thuốc với tác dụng ngăn chặn cơ thể sản sinh quá nhiều men chuyển sinh chất angiotensin và ngăn không cho hoạt chất này gắn vào thủ thể có nó gây co mạch máu. Nhờ vậy, giúp giãn mạch máu, áp lực máu giảm và hạ huyết áp
Trong quá trình sử dụng, người bệnh luôn được bác sĩ tiến hành theo dõi, điều chỉnh liều thuốc để phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa của từng người. Khi sử dụng thuốc, người bệnh gặp một số tác dụng phụ như nhịp tim chậm, sung huyết, đau đầu, buồn nôn, rối loạn men gan,…
Với trường hợp người bệnh huyết áp cao đột ngột khi xuất hiện triệu chứng tim đập nhanh, run rẩy chân tay, chảy máu cam,… cần phải cấp cứu được điều trị ngay lập tức và chăm sóc đặc biệt thở oxy, dùng thuốc,… phòng tránh nguy cơ tử vong cao.
Điều trị huyết áp cao bằng thuốc nam
Với trường hợp người bệnh bị tăng huyết áp ở mức độ nhẹ, sử dụng bài thuốc nam từ thảo dược tự nhiên đảm an toàn và phù hợp với cơ địa. Tuy nhiên bạn cần sử dụng lâu dài, để thảo dược có thời gian phát huy tác dụng:
- Bài thuốc từ lá xương rồng: Dùng lá xương rồng đun sôi khoảng 5 phút,chắt lấy nước và sử dụng hằng ngày giúp ổn định huyết áp
- Cây xạ đen: Tương tự bạn dùng cây xạ đen hãm với nước sôi và sử dụng hằng ngày
- Bài thuốc tỏi và đậu trắng: Cho tỏi đã bóc và đậu vào đun sôi với nước. Sử dụng hỗn hợp chia thành nhiều lần trong ngày
Điều trị huyết áp cao bằng Đông y
Trong YHCT, nguyên nhân huyết áp cao là do can khí uất kết hóa hỏa khiế can âm suy yếu, can dương nhiễu loạn. Bài thuốc, Đông y điều trị bệnh với bài thuốc giúp phục hồi chức năng, bồi bổ ngũ tạng từ đó giúp trị bệnh từ căn nguyên và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Tuy nhiên để trị bệnh an toàn, hiệu quả người bệnh cần thăm khám và điều trị tại cơ sở YHCT, uy tín sử dụng thuốc theo chỉ định.
Ngoài ra để chỉ số huyết áp ổn định bạn cần lưu ý:
- Thay đổi lối sống giúp duy trì chỉ số
- Theo dõi thường xuyên chỉ số huyết áp
- Sử dụng thuốc điều trị để duy trì
- Không nên uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tuy nhiên cần luyện tập bài tập cường độ vừa phải.
Huyết áp cao nên ăn gì kiêng gì?
Chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp tăng cường sức khỏe còn giúp huyết áp ổn định. Người bệnh nên bổ sung những thực phẩm: giàu omega3, thực phẩm chứa nhiều chất xơ, sữa ít áo, dầu thực vật, … Bên cạnh đó sử dụng nước ép cam, nước ép cà chua, trà thảo dược,… Không nên sử dụng thực phẩm giàu chất béo, axit no, chất kích thích,..
Khi bị huyết áp thấp thì phải làm sao?
Theo bác sĩ, nguyên tắc điều trị bệnh là giữ chỉ số luôn ổn định, không để chỉ số tụt xuống đột ngột. Với từng trường hợp người bệnh, bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị dưới đây:
Sử dụng thuốc tây điều trị huyết áp thấp
Bệnh nhân được bác sĩ kê một số thuốc phổ biến như:
- Fludrocortisone: Thuốc giúp giữ muối của thận, cải thiện tình trạng huyết áp bị tụt. Tuy nhiên khi sử dụng, người bệnh cần đảm bảo cung cấp muối vưa đủ cho cơ thể
- Thuốc Midodrine: Thuốc giúp kích hoạt các thụ thể trên động mạch, tĩnh mạch để giúp chỉ số ổn định. Thông thường, thuốc được chỉ định với trường hợp người bệnh bị rối loạn chức năng hệ thần kinh
Tuy nhiên khi sử dụng thuốc tây, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Bài thuốc điều trị từ Đông y
Trong YHCT, huyết áp thấp được chia thành huyết áp thấp do thể trạng (tiên phát) và bệnh do bệnh lý gây ra (thứ phát). Để điều trị bệnh, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc phổ biến
- Bài thuốc số 1: Hạt sen, táo đỏ, gừng tươi theo chỉ định của lượng y, người bệnh đem sắc và sử dụng trong ngày
- Bài thuốc 2: Bao gồm vị thuốc Ngũ vị tử, nhục quế, quế chi, cam thảo đem sắc theo chỉ định của lượng và sử dụng 2-3 lần/ ngày
- Bài thuốc số 3: Thục địa, cam thảo, bạch truật, đương quy, xuyên khung, đẳng sâm,… người bệnh đem thuốc sắc theo chỉ định của lương y và điều trị bệnh hiệu quả
Bài thuốc Đông y không chỉ giúp trị bệnh từ căn nguyên, còn giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch.
Bài thuốc từ kinh nghiệm dân gian
Để phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn tham khảo bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian:
- Bài thuốc từ gừng: Gừng rửa sạch, thái lát và đem đun sôi với nước. Sau đó cho mật ong và tiếp tục đun, sau khoảng 5 phút thì tắt bếp. Bạn có thể sử dụng trực tiếp hoặc cho vào lọ thủy tinh sử dụng dần.
- Bài thuốc từ cây đinh lăng: Sử dụng rễ đinh lăng thái nhỏ sao vàng trên chảo sau đó sắc với gừng tươi. Chắt lấy nước sử dụng hằng ngày.
- Sử dụng nước đường: Bạn uống nước đường khi có dấu hiệu tụt huyết áp
Hướng dẫn sơ cứu khi bị tụt huyết áp đột ngột
- Để người bệnh nằm xuống, bề mặt phẳng sao cho kê đầu gối cao hơn so với đầu
- Sau đó cho người bệnh uống nước có tính ấm như trà gừng, nhân sâm,…
- Giúp bệnh nhân bảo vệ thành mạch máu có thể cho bệnh nhân ăn một chút socola
- Sử đụng thuốc điều trị theo bác sĩ kê đơn trước đó
- Tình trạng bệnh không đỡ, cần đưa đến cơ sở y tế điều trị bệnh kịp thời
Phòng ngừa bệnh hiệu quả
- Chế độ dinh dưỡng khoa học: Người bệnh nên ăn mặn hơn so với người bình thường, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ (gạo lứt, rau, hoa quả) và thực phẩm giàu chất omega 3 (cá hồi, cá thu,…)
- Chế độ sinh hoạt điều độ
- Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, uống đủ nước, luyện tập bài tập nhẹ nhàng
Cân bằng huyết áp bằng vật lý trị liệu
Bên cạnh phương pháp điều trị bệnh bằng Đông y, tây dược hay bài thuốc nam. Một trong những phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng là vật lý trị liệu – phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Đây được coi là xu hướng điều trị của thế kỷ 21.
Những liệu pháp điều trị bệnh như:
- Châm cứu điện châm
- Thủy châm
- Xoa bóp bấm huyệt
- Cứu ngải
- ….
Phương pháp này được chuyên gia đánh giá an toàn, lành tính khi không sử dụng thuốc mà điều trị bệnh bằng cách tác động lên huyệt đạo, đả thông kinh lạc, khí huyết lưu thông. Tuy nhiên để được hiệu quả tốt nhất cần thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên môn tay nghề cao, cơ sở YHCT uy tín.
Một trong những cơ sở uy tín hàng đầu hiện nay là Trung tâm Đông phương Y pháp. Đây được coi là địa chỉ tin cậy số 1, được Bộ y tế cấp phép hoạt động từ năm 2015. Trong nhiều năm hoạt động của mình, Trung tâm đã giúp cho hàng triệu người bệnh thoát khỏi nỗi ám bệnh tật, trở lại cuộc sống vui vẻ hằng ngày.
Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu
Hơn nữa, tại đây quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu và được dẫn dắt bởi BS Doãn Hồng Phương – Giám đốc Trung tâm Nguyên Phó trưởng khoa Nội, Bệnh viện Châm cứu Trung Ương.
Liệu trình chuyên biệt phù hợp với mọi đối tượng người bệnh
Khắc phục nhược điểm của nhiều đơn vị khác, Trung tâm Đông phương Y pháp với hướng đi riêng, áp dụng phương pháp LUẬN CHỨNG HẠ CHÂM – mỗi bệnh nhân đều được bác sĩ đưa ra phác đồ trị liệu riêng biệt, phù hợp với thể bệnh, nên hiệu quả điều trị vượt trội.
Hơn nữa, Trung tâm đi theo hướng điều trị Tân châm của GS Tài Thu (sử dụng kim dài, châm xuyên huyệt theo đường kinh lạc) cùng với đó kết hợp với đề tài nghiên cứu cấp nhà nước của BS Vân Anh mang đến hiệu quả vượt trội cho người bệnh.
Nói về hiệu quả điều trị BS Hồng Phương cho biết:
“Phương pháp vật lý trị liệu của Trung tâm Đông phương Phương y pháp với hướng đi mới, mỗi người bệnh có liệu trình, phác đồ điều trị riêng biệt. Cùng với đó ưu điểm của trường phái Tân châm là sử dụng kim dài để châm xuyên huyệt và tăng hiệu quả lên gấp 4-5 lần so với trường phái khác. Người bệnh có thể nhận thấy rõ hiệu quả điều trị sau kết thúc thực hiện.”
Chất lượng dịch vụ hàng đầu
Không chỉ điều trị bệnh hiệu quả, Trung tâm chinh phục người bệnh bởi chất lượng dịch vụ tại đây.
- Quy trình khám 5 bước, giúp người bệnh không phải chờ đợi quá lâu, tiết kiệm thời gian thăm khám
- Cơ sở vật chất khang trang, phòng bệnh nhân nam và nữ được tách riêng biệt. Dụng cụ điều trị kim châm, ga trải giường,… sử dụng 1 lần/ người/ lần điều trị.
- Với những ưu điểm trên, vật lý trị liệu của Đông y trong điều trị, phục hồi sau đột quỵ không dùng thuốc của Trung tâm Đông phương Y pháp đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình.
Bài viết cung cấp thông tin về huyết áp thấp và cao, tình trạng bệnh diễn biến âm thầm, người bệnh chủ quan dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Do đó bạn cần đi thăm khám điều trị sớm, bên cạnh đó kết hợp chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe.
ĐỪNG CHỦ QUAN, ĐIỀU TRỊ NGAY KHI NHẬN BIẾT DẤU HIỆU BỆNH
The post Huyết áp là gì? Dấu hiệu và cách điều trị các bệnh lý liên quan hiệu quả appeared first on Đông Phương Y Pháp.
Nhận xét
Đăng nhận xét