Các Bài Tập Phục Hồi Chức Năng Cho Bệnh Nhân Liệt Nửa Người

5/5 - (2 bình chọn)

Trên thực tế, bị liệt nửa người gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động đi lại cũng như làm suy giảm chất lượng công việc và cuộc sống. Nhằm mục đích cải thiện chức năng vận động và tự thực hiện được các loại vận động để tái hoà nhập với cộng động, nhiều người đã tìm đến một số bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người. Thời gian tập luyện các bài tập này kéo dài từ thời điểm đang còn điều trị trong bệnh viện cho đến khi biến chứng dần được khắc phục. Bài viết dưới đây sẽ khái quát một số bài tập giúp bệnh nhân bị liệt nửa người cải thiện chức năng vận động.

Phục hồi chức năng nhằm mục đích giúp người bệnh cải thiện chức năng vận động và tái hoà nhập với cộng đồng
Phục hồi chức năng nhằm mục đích giúp người bệnh cải thiện chức năng vận động và tái hoà nhập với cộng đồng

Kiến thức về phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người

Ngày nay, nhắc tới vấn đề về sức khoẻ, người ta thường chú trọng đến phòng – chữa bệnh và theo dõi tình trạng sức khỏe sau quá trình chữa, hay gọi theo cách khác là phục hồi chức năng. Phục hồi chức năng là yếu tố cần thiết đối với những người bị suy giảm khả năng vận động và có nguy cơ bị tàn phế. Không những tập trung cải thiện bộ phận đang bị tổn thương, phục hồi chức năng còn giúp nâng cao và cải thiện các khả năng còn lại, giúp sức khoẻ được tiến triển một cách toàn diện hơn. 

Vậy bạn hiểu thế nào về phục hồi chức năng?

Phục hồi chức năng sự kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp xã hội, kinh tế, giáo dục hướng nghiệp, kỹ thuật phục hồi, y học nhằm đáp ứng mục đích giúp người bệnh cải thiện các chức năng vận động, làm giảm thiểu tối đa khả năng tàn tật, từ đó người bệnh có thể tái hoà nhập cộng đồng, được tham gia các hoạt động xã hội và sống một cuộc sống thoải mái, hạnh phúc, không bị áp lực về tâm lý.

Các biện pháp cung ứng, hay gọi theo cách khác là bù đắp vào các chức năng còn thiếu sẽ được áp dụng với các bệnh nhân bị tàn tật, liệt nửa người và không thể vận động. Quá trình thực hiện phục hồi chức năng không chỉ đơn thuần là áp dụng các biện pháp chăm sóc y tế ban đầu, mà quá trình này sẽ đi từ phục hồi chức năng chung cho đến những hoạt động có mục tiêu và định hướng.

Để có thể phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người, cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, chẳng hạn như:

  • Các biện pháp chăm sóc sức khoẻ, phẫu thuật hoặc  áp dụng y học điều trị,…
  • Ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, vật lý trị liệu, dụng cụ trợ giúp,… là các biện pháp hồi phục chức năng.
  • Tư vấn và nâng cao môi trường sống cho người bệnh.
  • Sau khi người bệnh đã khỏi hoàn toàn sẽ hỗ trợ việc làm cho người bệnh.
Có rất nhiều biện pháp để hồi phục chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người
Có rất nhiều biện pháp để hồi phục chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người

Cần hiểu về nguyên tắc và nguyên lý PHCN bệnh nhân liệt nửa người

Sau khi rơi vào tình trạng liệt nửa người, bệnh nhân không thể thực hiện các cử chỉ, vận động bình thường. Phương pháp phục hồi chức năng sẽ khôi phục hoàn toàn tình trạng này. Nguyên lý của phương pháp phục hồi chức năng là tác động đồng đều đến các bộ phận trên toàn cơ thể. Cụ thể, trong quá trình thực hiện các bài tập, người bệnh cần tập cân xứng cả hai bên, tuyệt đối không được tập trung hoàn toàn ở các bộ phận bị liệt. 

Người bệnh cần tiến hành theo dõi tình trạng bệnh, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, cần áp dụng phương pháp phục hồi chức năng càng sớm càng tốt. Trong phương pháp này, có rất nhiều kỹ thuật phục hồi khác nhau phù hợp với từng mức độ và tình trạng bệnh. Trong quá trình tập luyện, người bệnh cần lưu ý cân bằng đồng đều cả số lượng lẫn chất lượng của vận động.

Bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người hiệu quả

Đối với những bệnh nhân gặp tai biến nhẹ dẫn tới bị liệt nửa người, ngoài các biện pháp chăm sóc sức khoẻ như tái khám định kỳ, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp, thường xuyên vận động,… việc áp dụng các bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người là yếu tố cần thiết để người bệnh rút ngắn thời gian điều trị.

Các bài tập sắp được chia sẻ dưới đây sẽ phần nào giúp người bệnh cải thiện hiệu quả khả năng vận động và chức năng tương ứng ở các vị thế, từ đó người bệnh có thể tái hoà nhập cộng đồng và quay trở lại cuộc sống bình thường. Theo đó, bệnh nhân có thể tham khảo các bài tập dưới đây để áp dụng vào công cuộc điều trị của mình:

Từ tư thế ngồi, bệnh nhân thực hiện động tác đứng lên

Với bài tập này, bệnh nhân cần có sự trợ giúp của người thân để thực hiện động tác một cách dễ dàng cũng như hạn chế các chấn thương khác trong quá trình thực hiện.

Bệnh nhân đứng lên từ phía trước

  • Cần chuẩn bị cho bệnh nhân một chiếc ghế hoặc chiếc giường với chiều cao vừa phải. Bệnh nhân cần duỗi thẳng hai tay ra phía trước, đồng thời đan các ngón tay lại vào nhau và đặt lên vị trí vai của người tập.
  • Đối với người tập, cần khuỵu khớp gối và háng xuống thấp, đứng trước mặt bệnh nhân. Sau đó, đặt 2 bàn tay lên bả vai của bệnh nhân để đỡ bệnh nhân đứng dậy.
  • Về phía người bệnh, hai khớp háng cần gấp lại, cúi người và dồn toàn bộ trọng lượng về phía trước và duỗi thẳng cột sống. Khi đã hoàn tất xong bước này, người tập yêu cầu bệnh nhân đứng thẳng. Thông thường, khớp háng và khớp gối của bệnh nhân bị khuỵu xuống, do đó người tập cần sẵn sàng dùng tay và khớp gối của mình để đỡ bệnh nhân.
Bệnh nhân cần có sự trợ giúp của người thân để thực hiện động tác
Bệnh nhân cần có sự trợ giúp của người thân để thực hiện động tác

Bệnh nhân đứng lên từ phía bên

  • Trường hợp sức khoẻ đã có sự tiến triển, bệnh nhân có thể tự thực hiện một số động tác nằm trong khả năng. Người tập chỉ hỗ trợ giúp đỡ người bệnh thực hiện những động tác chưa làm được.
  • Cần chuẩn bị cho bệnh nhân chiếc giường hoặc ghế có chiều cao vừa phải để ngồi, dồn hết trọng lực vào hai bên mông. Tương tự như động tác vừa rồi, hay tay duỗi thẳng ra và đan các ngón tay lại vào nhau.
  • Đối với người tập, cần đứng một bên phía bệnh nhân để nâng đỡ. Dùng một tay để nâng đỡ hai tay đang duỗi của bệnh nhân, tay còn lại sẽ đặt tại vị trí khớp gối. 
  • Sau khi hoàn tất quá trình trên, người tập cần yêu cầu bệnh nhân cúi người về phía trước bằng cách giữ nguyên khớp háng và duỗi thẳng cột sống. Sau đó, người tập sẽ hỗ trợ bệnh nhân từ từ đứng lên.
  • Sau khi đứng lên, bệnh nhân có thể xê dịch nhẹ bàn chân bên liệt. Người tập cần chú ý, khớp háng và khớp gối bên liệt có thể bị khuỵu xuống nên người tập cần đề phòng và đỡ bệnh nhân bằng khớp gối, tay và bàn chân của mình.

Bệnh nhân có thể hoàn toàn tự đứng lên

  • Chỉ thực hiện động tác này khi sức khoẻ bệnh nhân đã hoàn toàn ổn định. Lúc này, người tập sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách tự đứng lên mà không cần sự trợ giúp.
  • Đối với bệnh nhân, cần ngồi lên ghế, giường đã được chuẩn bị từ trước. Bệnh nhân cần ngồi thẳng lưng, 2 tay duỗi, đồng thời đan các ngón tay vào nhau và đặt lên đùi.
  • Sau đó, người tập cần hướng dẫn bệnh nhân đứng lên từ từ bằng cách cúi người về phía trước và duỗi thẳng hai tay ra. Hai chân của người bệnh cần phải để ngang bằng nhau. Sau khi đã hoàn tất, bệnh nhân có thể tập động tác tự đứng lên.
  • Vì khớp gối hoặc khớp háng của bệnh nhân có thể bị khuỵu xuống bất cứ lúc nào, nên người tập cần đề phòng và sẵn sàng trong tư thế nâng đỡ bệnh nhân.
Khi sức khoẻ đã hoàn toàn ổn định, bệnh nhân có thể tự đứng lên
Khi sức khoẻ đã hoàn toàn ổn định, bệnh nhân có thể tự đứng lên

Các bài tập ở tư thế đứng

Các bài tập ở tư thế đứng sẽ tác động đến tay và chân hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo một số bài tập ở tư thế đứng dưới đây:

Người bệnh tập đứng thăng bằng

  • Tất cả những gì bệnh nhân cần thực hiện ở bài tập này là đứng thẳng lưng, dồn tất cả trọng lượng cơ thể lên hai chân.
  • Sau đó, tiến hành thực hiện lần lượt các động tác: Quay đầu qua vai bên lành và bên liệt; xoay, ngửa, nghiêng, cúi; vận động tay bằng cách đưa tay lên, xuống, qua trái qua phải.
  • Nếu bệnh nhân cần sự hỗ trợ của người tập, người tập có thể đứng về phía bên bị liệt.

Dồn tất cả trọng lượng cơ thể lên chân bị liệt

  • Với bài tập này, người bệnh cần đứng thẳng lưng, trọng lượng của cơ thể dồn hết tất cả vào hai chân. Người tập hỗ trợ đưa tay bệnh nhân sang ngang, sau đó từ từ dịch chuyển chân bên lành bước lên một vật gì đó, tất cả trọng lượng sẽ tập trung vào chân liệt.
  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể tận dụng thanh song song để tự tập. Hai tay cần vịn nhẹ ở hai bên thanh song song, dồn đều trọng lượng lên hai chân. Đối với chân bên lành, cần bước lên vật dụng gì đó có chiều cao từ 15-20cm và dồn trọng lượng về phía chân liệt.
Bệnh nhân có thể tận dụng thanh song song để tự tập
Bệnh nhân có thể tận dụng thanh song song để tự tập

Bệnh nhân tập đứng và dồn trọng lượng cơ thể lên đều hai chân

  • Với động tác tập dứng và dồn trọng lượng cơ thể lên hai chân, người tập cần đứng về bên liệt của bệnh nhân để hỗ trợ. Theo đó, người bệnh cần đứng thẳng, hai tay duỗi thẳng dọc theo hai chân. Đầu tiên, bệnh nhân cần lấy chân trái làm trụ, sau đó nhấc chân phải lên khỏi sàn nhà để dồn trọng lượng vào chân trái.
  • Cũng động tác như vậy, bệnh nhân chuyển qua tập chân phải. Lấy chân phải làm trụ, sau đó nhấc chân trái lên khỏi sàn nhà để dồn toàn bộ trọng lượng về phía chân phải.
  • Tuy nhiên, người tập nên lưu ý không nên để bệnh nhân tự thực hiện động tác một mình. Cần để bệnh nhân đứng cạnh vật gì đó (thanh song song, bàn, tường,…) để đảm bảo an toàn cũng như vịn đỡ khi cần.

Người bệnh tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân

  • Cần chuẩn bị một cái bàn hoặc ghế để bệnh nhân có thể tựa vào. Đối với vùng hông bên lành, bệnh nhân cần tựa vào bàn. Sau đó, cần gấp chân liệt lại và từ từ dịch chuyển trọng lượng sang bên phía lành. Duy trì động tác như vậy trong vòng vài giây.
  • Cũng là động tác như vậy, người bệnh dồn trọng lượng về phía chân còn lại. Sau khi hoàn tất xong động tác trên, người bệnh từ từ duỗi thẳng chân, sau đó gập chân lành lại và dồn trọng lượng về phía chân liệt. Giữ nguyên động tác này trong vòng vài giây.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể đứng tựa hông vào mép tường hoặc mép bàn, duỗi thẳng chân và hai bàn chân đặt song song. Tiến hành dồn trọng lượng sang chân lành, rồi tiếp tục chuyển sang chân bị liệt.

Đối với khớp háng và khớp gối bên liệt, cần tích cực tập duỗi và tập gấp

  • Cần chuẩn bị vật dụng gì đó đặt cạnh bệnh nhân để có thể đỡ vịn khi cần thiết. Theo đó, người bệnh có thể đỡ vịn vào vật dụng đã được chuẩn bị sẵn, đặt chân liệt phía sau và chân lành phía trước. Sau đó, bệnh nhân cần cúi người về phía trước và dồn tất cả trọng lượng lên chân lành.
  • Bước tiếp theo, đối với khớp háng và khớp gối ở bên chân liệt, cần tiến hành tập duỗi và gấp. Người tập cần hướng dẫn bệnh nhân chỉ nâng gót lên và không được nhấc cả bàn chân khỏi sàn nhà.
Đối với khớp háng và khớp gối bên liệt, cần tích cực tập duỗi và tập gấp
Đối với khớp háng và khớp gối bên liệt, cần tích cực tập duỗi và tập gấp

Bài tập phục hồi và cải thiện chức năng của các cơ bên liệt

Những người không may bị tai biến thì có thể áp dụng các bài tập này để cải thiện:

  • Tập tay: Đối với cánh tay bên bị liệt, người bệnh có thể từ từ tiến hành duỗi hoặc gập. Hoặc có thể thực hiện một số thao tác như mở cánh tủ, bật công tắc điện, kéo ngăn tủ,…
  • Tập chân: Luyện tập chân với tư thế bắt chéo chân lành sang bên chân liệt, giữ nguyên như vậy trong khoảng 5-10 phút cho đến khi chân liệt không bị giật, run thì ngưng thực hiện.
  • Tập cổ: Người tập cần đỡ bệnh nhân ngồi dậy và ngoái cổ từ từ sang 2 bên. Ngoài ra có thể cúi đầu, ngẩng lên,…

Tập đi bộ thường xuyên

Một trong các bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người hiệu quả, đó chính là tập đi bộ. Trong khoảng thời gian đầu tập luyện, có thể bệnh nhân sẽ cần sự trợ giúp của người nhà. Nhưng thời gian sau, khi tập luyện thường xuyên và sức khoẻ dần ổn định, người bệnh có thể tự đi được.

Bệnh nhân cần tập đi bộ thường xuyên để cải thiện chức năng vận động của các cơ
Bệnh nhân cần tập đi bộ thường xuyên để cải thiện chức năng vận động của các cơ

Một số bài tập mà người bệnh có thể tự vận động

Các bài tập sắp được chia sẻ dưới đây sẽ giúp người bệnh phòng ngừa các biến chứng cứng cơ, teo khớp,…:

  • Từ từ dịch chuyển hai tay về phía đầu: Đan 2 bàn tay vào lại với nhau và duỗi về phía đầu. Sau đó, đặt khuỷu tay ngang tai và trở lại vị trí cũ. Với động tác này, người bệnh cần thực hiện với tần suất từ 10-15 lần để thấy rõ hiệu quả.
  • Từ từ nhấc mông lên khỏi mặt giường: Bệnh nhân cần nằm ngửa và duỗi hai tay dọc theo thân, hai chân gấp lại và tiến hành nâng hông. Lặp đi lặp lại động tác này từ 10-12 lần.

Cần lưu ý gì khi thực hiện các bài tập PHCN cho bệnh nhân liệt nửa người?

Tuỳ vào mức độ và tình trạng bệnh, áp dụng các bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người sẽ cho ra kết quả khác nhau. Để đạt kết quả tối ưu nhất, trong quá trình tập luyện, người bệnh cần lưu ý:

  • Cần tập luyện đồng đều toàn bộ các cơ, vì cơ thể con người là một khối thống nhất. Không nên chú tâm hoàn toàn vào tập luyện tay và chân.
  • Với những động tác vừa nêu, bệnh nhân hoàn toàn có thể tự tập ở nhà mà không cần đến trung tâm phục hồi. Tỷ lệ thành công có cao hay không sẽ phụ thuộc vào ý chí, kiên trì luyện tập của người bệnh.
  • Ngoài ra, chế độ ăn uống hợp lý cũng là yếu tố quan trọng để quyết định đến kết quả quá trình điều trị. Theo đó, người bệnh cần tăng cường hấp thu các thực phẩm chứa nhiều Glucoraphanin – Một chiết xuất từ mầm bông cải xanh và hạn chế sử dụng đồ cay nóng, nhiều dầu.
Cần xây dựng chế độ ăn hợp lý, không nên hấp thu nhiều loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ
Cần xây dựng chế độ ăn hợp lý, không nên hấp thu nhiều loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ

Trên đây là một số bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người. Với những bài tập trên, người bệnh cần chịu khó và kiên trì luyện tập thường xuyên thì mới đạt được hiệu quả như ý muốn. Chúc bạn thành công và đạt kết quả cao trong quá trình điều trị!

The post Các Bài Tập Phục Hồi Chức Năng Cho Bệnh Nhân Liệt Nửa Người appeared first on Đông Phương Y Pháp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 12 Thuốc Đông Trùng Hạ Thảo Được Ưa Chuộng Hàng Đầu

Klamentin 875/125 là thuốc gì? Tác dụng, liều dùng và giá bán

Viện Cấy Chỉ Hải Thượng Lãn Ông Có Tốt Không? Dịch Vụ Cung Cấp