Tai Biến Nhẹ Ở Người Già: Bệnh Lý Không Nên Chủ Quan

5/5 - (1 bình chọn)

Tai biến nhẹ ở người già được xem mối đe doạ đến tính mạng nguy hiểm nhất. Khi về già, các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm chức năng, lâu dần sẽ trở thành nguyên nhân gây ra bệnh tai biến. Đối với họ, cho dù là cơn tai biến nhẹ nhưng chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khoẻ, tính mạng và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục. Việc sớm nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp người mắc thiết lập phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức liên quan đến tình trạng này.

Tai biến nhẹ ở người già được xem mối đe doạ đến tính mạng nguy hiểm nhất
Tai biến nhẹ ở người già được xem mối đe doạ đến tính mạng nguy hiểm nhất

Góc nhìn tổng quan về tình trạng tai biến nhẹ ở người già

Tai biến, hay còn gọi với cái tên quen thuộc là đột quỵ não hoặc tai biến mạch máu não. Với sự tiến triển nhanh, căn bệnh này đang là mối quan tâm hàng đầu của xã hội vì chúng gây nhiều nguy hiểm, có thể tước đoạt tính mạng bất cứ lúc nào nếu không có phương pháp chữa trị kịp thời. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng tai biến xuất phát từ thói quen, lối sống sinh hoạt hàng ngày như chế độ ăn uống không cân bằng, lười vận động, thường xuyên thức khuya,… Bất kỳ độ tuổi nào cũng đều có thể mắc phải tình trạng này, phổ biến nhất là người già.

Vậy tai biến nhẹ ở người già có nguy hiểm không? Những dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh là gì? Những nội dung sắp chia sẻ dưới đây sẽ giải quyết nhanh những câu hỏi trên.

Bạn hiểu gì về bệnh lý tai biến nhẹ ở người già?

Não bị tổn thương trầm trọng do vỡ mạch máu khiến máu chảy vào nhu mô, hoặc não bị thiếu máu nuôi dưỡng do mạch máu bị tắc nghẽn, tình trạng này gọi chung là tai biến. Được biết, chức năng và hoạt động của hệ thần kinh não bộ bị ảnh hưởng nếu không may mắc phải tình trạng trên.

Với tình trạng nguy hiểm này, nếu không sớm can thiệp các phương pháp điều trị sẽ dẫn đến tụ máu, phù não, các tế bào não xung quanh cũng sẽ bị tổn thương từ đó. Lúc này, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng mất ý thức tạm thời. Trầm trọng hơn, có thể bị tước đoạt tính mạng hoặc bị tàn phế suốt đời. Nếu tai biến chuyển sang giai đoạn nguy hiểm, việc chữa trị lúc này sẽ không mang lại hiệu quả mà chỉ làm giảm tạm thời các triệu chứng, cơn đau.

Có thể nói, bệnh lý này rất phổ biến trong đời sống xã hội cộng đồng. Bất kỳ độ tuổi, giới tính nào cũng có thể mắc phải, nhất là người già. Tai biến được phân thành 2 dạng chính, đó chính là: Tai biến nặng và tai biến nhẹ (tuỳ theo mức độ bệnh). So với dạng tai biến nặng, tai biến nhẹ ít gây nguy hiểm hơn, đây là tình trạng tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu ở gần vỏ não, vùng não lân cận ít chức năng hoạt động hơn nên ít gây nguy hiểm cho người bệnh.

Bất kỳ độ tuổi, giới tính nào cũng có thể mắc phải tai biến, nhất là người già
Bất kỳ độ tuổi, giới tính nào cũng có thể mắc phải tai biến, nhất là người già

Cho dù tai biến nặng hay tai biến nhẹ, bệnh lý này vẫn gây nguy hiểm cho người bệnh. Không được chủ quan khi nhận thấy các dấu hiệu liên quan đến tai biến. Thay vào đó, bệnh nhân cần tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Dấu hiệu dễ nhận biết khi người già bị tai biến nhẹ

Các dấu hiệu tai biến nhẹ rất dễ nhìn thấy mặc dù là tình huống khẩn cấp. Theo đó, người bệnh hoặc người nhà cần biết rõ các dấu hiệu dưới đây: 

  • Méo mặt sang một bên là dấu hiệu đầu tiên: Một dấu hiệu nhìn thấy rõ nhất ở người già khi gặp tai biến là mặt bị méo sang một bên hay còn gọi là liệt nửa mặt. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là não bị thiếu máu nuôi dưỡng, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và toàn bộ cơ mặt. Do đó, nếu nhận thấy mặt bệnh nhân buồn bất chợt, người nhà cần yêu cầu bệnh nhân cười để kiểm tra. Nếu cười bị lõm một phần và khuôn mặt bị xệ thì bệnh nhân đã bị tai biến.
  • Bệnh nhân bị tê tay, khó cử động: Tình trạng này bắt nguồn từ nguyên nhân do não bị thiếu máu nuôi dưỡng, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể. Người bệnh sẽ cảm nhận rõ cánh tay bị tê dại bất thường, khó cử động. Để kiểm tra chính xác hơn, bạn có thể yêu cầu bệnh nhân giơ hai tay lên cao. Nếu bị tai biến, tay của bệnh nhân sẽ không thể giơ thẳng và bị rũ thõng xuống.
Bệnh nhân bị tê tay, khó cử động
Bệnh nhân bị tê tay, khó cử động
  • Khả năng nói, diễn đạt không như bình thường: Khi bị tai biến, quá trình lưu thông máu sẽ bị cản trở bởi các cục máu đông, khiến chức năng điều khiến khả năng nói và giao tiếp của não bị gián đoạn. Khả năng nói và diễn đạt không như bình thường là dấu hiệu nhận biết tiếp theo khi người bệnh bị tai biến.
  • Bị liệt một nửa cơ thể: Khi bị tai biến, một bên cánh tay hoặc thậm chí một nửa cơ thể của người bệnh bị liệt. Mặc dù đã cố sức điều khiến, nhưng vẫn không thể cử động được. Nhiều bệnh nhân đã rơi vào tình trạng liệt vĩnh viễn do không điều trị kịp thời.
  • Mắt kém dần, không thể nhìn rõ mọi vật: Phần thuỳ não không thể hoạt động do không cung cấp đủ máu. Nếu bộ phận chịu trách nhiệm về chức năng nhìn bị ảnh hưởng, mắt của người bệnh sẽ kém dần đi và không thể nhìn thấy mọi vật xung quanh. Nếu người bệnh thấy rõ dấu hiệu này, cần tỉnh táo và báo cho người nhà biết để kịp thời đưa đi bệnh viện.
Mắt kém dần, không thể nhìn rõ mọi vật
Mắt kém dần, không thể nhìn rõ mọi vật
  • Người bệnh cảm thấy xâm xoàng, chóng mặt: Khi bị thiếu máu não, hầu hết tất cả người bệnh đều mắc phải tình trạng chóng mặt, xâm xoàng. Dấu hiệu này thường xảy ra ở những bệnh nhân bị đột quỵ.
  • Có sự thay đổi về dáng đi, tư thế: Lượng máu lên não có chiều hướng giảm đi nhanh chóng, sẽ khiến quá trình đi lại của bệnh nhân trở nên khó khăn. Đây là tín hiệu quan trọng cho biết cơn đột quỵ sắp diễn ra.
  • Cơn đau nhức đầu xuất hiện liên tục: Nhiều người bệnh có cảm giác các cơn đau đầu xuất hiện ngày một dày đặc và tăng nặng, có nhiều người đau muốn nổ tung đầu. Với dấu hiệu này, cần lập tức đến bệnh viện ngay. Nếu để lâu sẽ xảy ra một số tình huống xấu, trầm trọng nhất là chết não.
  • Khó thở: Do thiếu oxy, bệnh nhân sẽ thở hổn hển, khó thở, tim mạch đập nhanh một cách bất thường.
Người già khi bị tai biến sẽ cảm thấy khó thở
Người già khi bị tai biến sẽ cảm thấy khó thở

Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp tất cả các dấu hiệu trên. Tuỳ vào từng tình trạng bệnh, mức độ xuất hiện các dấu hiệu sẽ có sự khác nhau. Cấp cứu kịp thời ngay lúc này là yếu tố quan trọng để nhằm ngăn chặn xảy ra di chứng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Bệnh tai biến nhẹ ở người già xuất phát từ nguyên nhân nào?

Bệnh tai biến nhẹ xuất hiện ở mọi độ tuổi khác nhau, ở độ tuổi từ 50-55 thường mắc phải bệnh lý này. Nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh là yếu tố quan trọng để người bệnh có thể khắc phục, hạn chế và đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tai biến nhẹ ở người già mà chúng tôi tổng hợp được:

Lối sống buông thả, không mấy khoa học

Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng tai biến nhẹ là lối sống buông thả, không có tính khoa học. Nếu bạn vẫn duy trì các thói quen không lành mạnh như: Thường hấp thu bia, rượu, lười đi lại, vận động,… thì tỷ lệ mắc tai biến nhẹ là rất cao.

Luôn hấp thu chế độ ăn nghèo nàn dinh dưỡng

Tai biến nhẹ ở người già cũng xuất phát từ nguyên nhân duy trì chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, không cân bằng các chất. Hấp thu quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh,… hoặc các chất béo, kết hợp với việc lười nhác tập thể dục sẽ kích thích sự gia tăng lượng cholesterol, nguy cơ bị tai biến mạch máu não sẽ xảy ra từ đó.

Tai biến nhẹ ở người già cũng xuất phát từ nguyên nhân duy trì chế độ ăn nghèo dinh dưỡng
Tai biến nhẹ ở người già cũng xuất phát từ nguyên nhân duy trì chế độ ăn nghèo dinh dưỡng

Không kiểm tra sức khoẻ tổng quát định kỳ

Không kiểm tra sức khoẻ tổng quát định kỳ sẽ không thể nào sớm biết được các tác nhân gây bệnh tai biến để đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời, các tác nhân gây bệnh có cơ hội để phát triển và làm tăng nguy cơ mắc tai biến.

Mắc một số bệnh mãn tính

  • Huyết áp cao: Với những người bị cao huyết áp, tỷ lệ mắc tai biến nhẹ sẽ cao hơn so với những người có huyết áp bình thường. Khi bị cao huyết áp sẽ dẫn đến hiện tượng giãn nở thành mạch máu và gây tổn thương. Để khôi phục vết thương cần có sự tác động của các sợi fibrin và hệ thống tiểu cầu, các cục máu đông hình thành từ đó. Mặt khác, tình trạng vỡ mạch máu não sẽ diễn ra nếu áp lực dòng máu tăng cao.
  • Xơ vữa động mạch: Các mảng bám từ mỡ máu và chất béo tích tụ khiến động mạch bị xơ cứng, tình trạng này gọi tắt là xơ vữa động mạch. Sau một thời gian, quá trình máu lưu thông đi nuôi dưỡng tế bào não bị cản trở do lòng mạch bị thu nhỏ, từ đó xảy ra tình trạng máu ùn ứ, làm xuất hiện cục máu đông. Các cục máu đông là nguyên nhân gây tắc mạch máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu não cục bộ.
  • Các bệnh lý liên quan đến tim mạch: Một số bệnh lý liên quan đến tim mạch làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não như: U nhầy nhĩ trái, thông liên nhĩ, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn,… Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc điều trị tim mạch hoặc kháng vitamin K cũng làm tăng nguy cơ mắc tai biến.
Người già bị huyết áp cao sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh tai biến
Người già bị huyết áp cao sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh tai biến

Giải đáp thắc mắc: “Tai biến nhẹ ở người già có nguy hiểm?”

Tai biến nặng hay tai biến nhẹ cũng đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của người mắc. Nhất là đối với tai biến nhẹ, nhiều người thường chủ quan mà không kịp thời điều trị sớm, chính điều này sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn và trở thành cơn tai biến thực sự.

Người già vốn đã mắc rất nhiều bệnh lý, sức đề kháng của cơ thể bị sụt giảm, kèm theo tình trạng cơ chế điều hoà mạch máu não không còn ổn định như trước. Khi gặp bất kỳ yếu tố nào như lạnh hoặc đau đầu đột ngột,… vẫn có thể dẫn đến tai biến nhẹ.

Tuỳ thuộc vào vị trí và kích thước tổn thương, các triệu chứng tai biến nhẹ sẽ khác nhau. Nhiều trường hợp bản thân người già không nhận biết được mình đang mắc các dấu hiệu của tai biến, dẫn đến việc chữa trị muộn, gây ra những tình huống xấu.

Hơn nữa, trong một vài trường hợp, các triệu chứng không xuất hiện cố định mà xảy ra một cách đột ngột, ngay cả khi người bệnh đang ngủ hoặc sinh hoạt. Điều này, khiến người bệnh không kịp xoay xở và gây khó khăn trong quá trình đưa đi điều trị.

Nhiều di chứng sẽ xảy ra nếu người bệnh không phát giác và có phương án điều trị sớm:

  • Chức năng ngôn ngữ bị rối loạn, không ổn định: Những người bị tai biến thường nói lắp, nói ngọng, biểu đạt không rõ ràng,…
  • Bị liệt: Tình trạng liệt cơ mặt, liệt nửa người sẽ xảy ra sau khi người bệnh bị đột quỵ. Bị liệt và nằm một chỗ trong thời gian dài, người bệnh sẽ dễ bị loét, viêm phổi,…
  • Nhận thức có vấn đề: Do não bộ bị tổn thương và ngưng hoạt động, dẫn đến tình trạng người bệnh bị sụt giảm trí tuệ, mất ý thức tạm thời, thường không tỉnh táo và hay lú lẫn,… 
Nhiều di chứng sẽ xảy ra nếu người bệnh không phát giác và có phương án điều trị sớm
Nhiều di chứng sẽ xảy ra nếu người bệnh không phát giác và có phương án điều trị sớm

Người già bị tai biến nhẹ sống được trong bao lâu?

Có rất nhiều yếu tố khác nhau quyết định đến thời gian sống của người già bị tai biến nhẹ như: Tình trạng và mức độ bệnh, có chữa trị sớm hay không, khả năng hồi phục bệnh,…

Thực tế cho thấy, nếu phát hiện và đưa đi điều trị sớm thì khả năng bình phục sẽ cao hơn, từ đó kéo dài thời gian sống cho người già. Người cao tuổi có thể kết hợp một số phương pháp như thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý, ăn uống đủ chất, thường xuyên tập các bài thể dục nhẹ nhàng,… để tình trạng bệnh sau trị liệu nhanh chóng hồi phục.

Để có thể chắc chắn hơn, người nhà cũng có thể đưa bệnh nhân đến các cơ sở điều trị, ở đây, bác sĩ sẽ suy đoán có cơ sở về thời gian sống và khả năng hồi phục của bệnh nhân. Với những trường hợp cứu chữa muộn, thời gian sống sẽ ngắn hơn và chỉ sống được trong một vài tháng.

Nên chăm sóc người già bị tai biến nhẹ bằng cách nào?

Tai biến nhẹ ở người già sẽ làm suy giảm một số chức năng quan trọng của cơ thể như: Chức năng ngôn ngữ, chức năng vận động,… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, để giúp người bệnh tái hoà nhập với cộng đồng, cũng như hồi phục hiệu quả các chức năng, bạn cần áp dụng các phương pháp chăm sóc dưới đây:

Giúp người già bị tai biến phục hồi các chức năng quan trọng

Các chức năng quan trong và cân thiết, đó chính là: Chức năng ngôn ngữ và chức năng vận động.

  • Hồi phục chức năng ngôn ngữ và vận động cho người già: Tai biến nhẹ sẽ khiến người già nói ngọng, nói lắp và khó có thể biểu đạt ngôn ngữ cho người khác hiểu. Trong khoảng thời gian này, bạn cần dùng một ký hiệu đặc biệt cho người già như dùng cử chỉ, hành động,… Bên cạnh đó, cần kết hợp với việc thường xuyên giao tiếp với bệnh nhân để khả năng nói dần được hồi phục. Hoặc cho bệnh nhân tham khảo áp dụng các bài tập hồi phục chức năng cho người bị tai biến để hồi phục khả năng vận động như: Bài tập gập tay, chân,…
  • Cần chú ý đến tinh thần của người già bị tai biến: Khi bị tai biến, tinh thần của người già bị suy sụp vì họ mất đi các chức năng cần thiết của con người như nói, vận động,… Ngay chính lúc này, người thân trong gia đình là nơi để họ được an ủi. Bạn cần khích lệ, động viên người già và thường xuyên tâm sự để họ có thể vượt qua giai đoạn này.
Hồi phục chức năng ngôn ngữ và vận động cho người già
Hồi phục chức năng ngôn ngữ và vận động cho người già

Người thân trong gia đình cần chăm sóc người già một cách chu đáo 

Tai biến sẽ khiến người già bị liệt, chỉ nằm một chỗ trong thời gian dài sẽ dẫn đến lở loét. Do đó, người nhà cần chăm sóc bệnh nhân theo các cách sau:

  • Luôn giữ gối, giường cho bệnh nhân sạch sẽ.
  • Giúp người nhà vệ sinh răng miệng, cơ thể.
  • Cần thay áo quần thường xuyên. Vì áo quần là nơi tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn trong một ngày, cần thay thường xuyên để hạn chế vi khuẩn xâm nhập, gây nên tình trạng lở loét.

Người già nên làm gì để ngăn ngừa gặp phải tình trạng này?

Để hạn chế tối đa gặp phải tình trạng này, người già cần bảo vệ bản thân mình bằng cách: 

  • Luôn giữ ấm cơ thể mình bằng cách mặc áo ấm, đeo găng tay, dùng bông chụp tai,… mỗi khi ra ngoài, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
  • Đối với người già, tuyệt đối không nên tắm khuya hoặc tắm bằng nước lạnh ở những nơi có gió lùa vào. Nên sử dụng nước ấm vừa phải và tắm ở những vị trí hợp lý.
  • Luôn giữ cảm xúc tích cực, tránh việc căng thẳng và suy nghĩ quá nhiều.
  • Nên uống thuốc đúng liều lượng, đủ liều để cải thiện các bệnh lý làm tăng nguy cơ bị tai biến như: Các bệnh lý liên quan đến tim mạch,…
  • Một chế độ ăn uống hợp lý, giàu dinh dưỡng sẽ tác động rất tích cực đến sức khoẻ. Người già cần xây dựng cho mình thực đơn ăn uống đủ chất để tránh gặp phải tình trạng tai biến.
  • Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc, phương pháp chăm sóc sức khỏe thật tốt. Nếu có thể hãy dành thời gian vận động với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, ngồi thiền, tập yoga,… Hoặc bệnh nhân cũng có thể tham gia các lớp học phòng tránh nguy cơ bị tai biến, đột quỵ để có thêm kiến thức bảo vệ bản thân tốt hơn.
  • Đồng thời cần tới gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường hoặc tình trạng sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng.
Luôn giữ cảm xúc tích cực, tránh việc căng thẳng và suy nghĩ quá nhiều
Luôn giữ cảm xúc tích cực, tránh việc căng thẳng và suy nghĩ quá nhiều

Tai biến nhẹ ở người già và một vài thông tin liên quan đã được chúng tôi tổng hợp đầy đủ trong bài viết trên. Tai biến gây nguy hiểm đến sức khoẻ và có thể tước đi tính mạng bất cứ lúc nào. Do đó, hãy biết bảo vệ sức khoẻ của mình và lên phương án chữa trị kịp thời nếu phát hiện các dấu hiệu tai biến. Đồng thời hãy đi khám sức khỏe thường xuyên, 6 tháng 1 lần hoặc đi khám ngay khi cơ thể có những triệu chứng bất thường. 

The post Tai Biến Nhẹ Ở Người Già: Bệnh Lý Không Nên Chủ Quan appeared first on Đông Phương Y Pháp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 12 Thuốc Đông Trùng Hạ Thảo Được Ưa Chuộng Hàng Đầu

Klamentin 875/125 là thuốc gì? Tác dụng, liều dùng và giá bán

Xơ Vữa Động Mạch Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị