14 Huyệt Trên Bàn Tay Và Cách Day Ấn Chữa Bệnh Hiệu Quả
Bàn tay được coi là trái tim thứ hai của con người khi đóng vai trò quan trọng điều hòa khí huyết toàn thân. Thường xuyên tác động, xoa bóp 14 huyệt trên bàn tay giúp điều trị một số bệnh và tăng cường sức khỏe.
Vị trí 14 huyệt trên bàn tay quan trọng nhất
Theo y học cổ truyền, bàn tay của con người là nơi hội tụ nhiều đường kinh mạch cũng như các huyệt đạo lên quan tới cơ quan tạng phủ bên trong cơ thể. Sau đây xin giới thiệu 14 huyệt trên bàn tay có vai trò quan trọng:
- Huyệt Lao Cung: Còn được gọi là Quật Quỷ, Trường Cung Xuân Dực, Lộ quỷ… Huyệt Lao Cung có vị trí trên đường vân nằm ngang trong lòng bàn tay.
- Huyệt Thiếu phủ: Nằm trên lòng bàn tay, giữa khe xương bàn tay 4 và 5. Khi nắm bàn tay lại, huyệt thiếu phủ nằm ở đầu khe ngón tay út.
- Huyệt Hợp cốc: Nằm trên mu bàn tay, giữa hai lóng xương thứ nhất và thứ nhì, ngang giữa lóng xương thứ nhất.
- Huyệt Dương khê: Nằm ở chỗ lõm sau lưng bàn tay, lằn ngang cổ tay giữa 2 sợi gân to ngón cái.
- Huyệt Ngư tế: Khi nắm bàn tay lại, điểm đầu ngón tay trỏ tiếp xúc với lòng tay là vị trí huyệt ngư tế.
- Huyệt Tam nhãn: Nằm ở đốt ngón tay thứ ba trên ngón áp út, phía lòng bàn tay. Xác định trị trí huyệt tam nhãn bằng cách chia đốt ngón tay bằng 3 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang. Giao điểm trên cùng bên trái được tạo bởi các đường thẳng đó là vị trí huyệt.
- Huyệt Thiếu thương: Nằm tại vị trí mép ngoài móng tay cái khoảng 0,1 thốn, ngang gốc móng tay cái.
- Huyệt Nhị gian: Khi nắm bàn tay thành quyền, chỗ lõm sâu ngang đầu đốt lóng xương của ngón trỏ, phía mu bên hông ngón tay là vị trí huyệt.
- Huyệt Thiếu trạch: Nằm cách gốc móng tay ít khoảng 0,1 thốn ở phía ngoài.
- Huyệt Thiếu xung: Nằm bên góc móng tay út phía trong, cách chân móng tay khoảng 0,1 thốn.
- Huyệt Đại lăng: Nằm giữa ngấn cổ tay, dưới lòng bàn tay, giữa 2 sợi gân cổ tay.
- Huyệt Dịch môn: Khi nắm bàn tay lại, giữa kẽ đốt ngón tay áp út và ngón út, trên lưng bàn tay chỗ lõm sau là vị trí huyệt.
- Huyệt Dương trì: Nằm trên mu bàn tay giữa ngấn cổ tay, bên cạnh sợi gân lớn, phần lõm sâu, gần huyệt dương cốc.
- Huyệt Trung chữ: Vị trí ở giữa 2 xương thứ 4 và thứ 5, trên đường thẳng và sau huyệt dịch dịch môn khoảng 0,1 thốn.
- Huyệt Uyển cốt: Gần lưng cổ tay, trên đường thẳng với huyệt hậu khê, ở giữa gốc xương thứ 5 và xương tam giác.
Tác dụng của việc bấm các huyệt trên bàn tay
Trong y học cổ truyền, bàn tay hội tụ một nửa số đường kinh mạch chính của cơ thể. Thường xuyên xoa nóng bàn tay và bấm huyệt các đầu ngón tay tốt cho việc lưu thông khí huyết, hỗ trợ tăng cường khí huyết và phòng ngừa bệnh tật.
Bên cạnh đó, bàn tay còn chứa nhiều huyệt đạo quan trọng, có mối liên hệ mật thiết với cơ quan tạng phủ bên trong. Vì thế, day ấn và bấm huyệt bàn tay còn giúp trị một số bệnh nhất định như:
- Bấm huyệt Thần môn: Giúp trị đau nhức khớp khuỷu, đau vai gáy, đau cổ tay, đau nửa đầu, tim đập nhanh, cảm cúm.
- Bấm huyệt Ngư tế: Giúp trị ho ra máu, khàn giọng, sốt nóng…
- Bấm huyệt Thái uyên: Có tác dụng chữa ho, hen suyễn, đau ngực, cổ – cánh tay đau nhức…
- Bấm huyệt Thương dương: Giúp trị ù tai, nhức răng, sưng hàm, ngón tay tê dại…
- Bấm huyệt Dương khê: Có tác dụng trị nhức đầu, mắt sưng đỏ, tai ù, nhức răng.
- Bấm huyệt Hợp cốc: Giúp trị các bệnh lý vùng mặt và đầu như liệt mặt, đau đầu, khô miệng, đau răng hàm trên..
- Bấm huyệt Tam nhãn: Giúp điều trị các bệnh đường ruột, dạ dày như đầy hơi, khó tiêu, táo bón…
Cách bấm 14 huyệt phản chiếu trên bàn tay giúp hỗ trợ trị bệnh
Bên cạnh các huyệt quan trọng trên, còn có 14 điểm bấm huyệt ở tay phản chiếu các bộ phận trên cơ thể. Thường xuyên xoa bóp bấm huyệt các huyệt đạo này giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý hiệu quả:
- Huyệt phản chiếu mắt: Huyệt này nằm dưới khe ngón trỏ và ngón tay giữa. Khi bấm huyệt cần day ấn mạnh vào giao điểm giữa ngón trỏ và ngón giữa. Day khoảng 36 lần theo chiều kim đồng hồ. Bấm huyệt này có tác dụng điều trị bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, quáng gà hay mù màu…
- Huyệt phản chiếu tai: Là giao điểm giữa ngón đeo nhẫn và ngón út. Day 36 lần theo chiều kim đồng hồ giúp chữa viêm họng, nước đọng trong tai và chống hình thành ráy tai.
- Huyệt phản chiếu phổi: Nằm dưới khe ngón tay giữa và ngón áp út khoảng 1 cm. Day ấn 36 lần theo chiều kim đồng hồ giúp giảm các triệu chứng của bệnh liên quan đến phổi như viêm phế quản, hen suyễn…
- Huyệt phản chiếu bụng: Nằm phía trên mô ngón tay cái. Day ấn 36 lần huyệt này theo chiều kim đồng hồ giúp điều trị các vấn đề về bụng như hội chứng ruột kích thích…
- Huyệt phản chiếu thận: Nằm trên mô ngón cái, chếch về bên trái lòng bàn tay. Bấm huyệt này giúp tăng cường lưu thông máu tại thận; giúp giải quyết các vấn đề về thận nvà tuyến giáp.
- Huyệt phản chiếu vai gáy: Nằm phía dưới khe ngón út và ngón áp út xuống khoảng 1cm. Tác động vào huyệt này giúp giãn cơ vùng vai gáy đồng thời giảm mệt mỏi do căng cứng cổ.
- Huyệt phản chiếu mũi và xoang: Ấn mạnh các huyệt đầu ngón tay, day 36 lần theo chiều kim đồng hồ có tác dụng điều trị viêm mũi, xoang, đau đầu, đau răng…
- Huyệt phản chiếu gan và túi mật: Ấn mạnh huyệt bên trái trên lòng bàn tay giúp điều trị rất hiệu quả các vấn đề về gan và túi mật.
- Huyệt phản chiếu đường ruột: Ở phía dưới bên phải lòng bàn tay, cách đường chỉ cổ tay khoảng 2cm. Day ấn huyệt này giúp chữa đại tràng, bệnh đường ruột và rối loạn tiêu hóa.
- Huyệt phản chiếu bàng quang: Vị trí ở phía dưới huyệt phản chiếu đường ruột chừng 1cm. Day bấm huyệt này hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh về bàng quang đồng thời giải phóng năng lượng cho toàn cơ thể.
- Huyệt phản chiếu Tuyến yên: Nằm trên đầu ngón tay cái. Day huyệt này giúp phục hồi chức năng tuyến yên sau khi sinh cũng như các vấn đề về não.
- Huyệt phản chiếu buồng trứng, tinh hoàn: Nằm bên phải cổ tay trái, dưới đường chỉ cổ tay. Bấm huyệt này có tác dụng điều trị các bệnh liên quan tới buồng trứng và tinh hoàn, cải thiện chức năng sinh sản.
- Huyệt phản chiếu cổ tử cung: Ở bên trái cổ tay trái và dưới đường chỉ cổ tay. Bấm huyệt này giúp đau cổ tử cung ở nữ giới.
- Huyệt phản chiếu tuyến giáp: Nằm gần khe ngón trỏ và ngón cái. Day ấn huyệt này hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới tuyến giáp gây ra chứng mệt mỏi, bất ổn tâm lý, rối loạn cân nặng….
Lưu ý cần nhớ trong quá trình bấm huyệt bàn tay
Phương pháp bấm huyệt đạo trên bàn tay khá an toàn và hiệu quả nhưng không thể tùy tiện. Người thực hiện cần lưu ý những vấn đề sau để việc bấm huyệt an toàn nhất:
- Trước khi bấm huyệt bàn tay nên đi khám sức khỏe và tham khảo ý kiến của chuyên gia tại các cơ sở uy tín.
- Tuyệt đối không bấm huyệt bàn tay khi đang mang thai, bị ung thư và bị các bệnh nguy hiểm khác.
- Khi đang đói hoặc sau khi ăn no đều không nên bấm huyệt.
- Không phải ai cũng có thể tự bấm huyệt vì huyệt đạo cũng là một môn khoa học cần nghiên cứu. Chỉ thực hiện bấm huyệt khi đã nắm vững kiến thức.
- Luôn bảo đảm vệ sinh tay sạch sẽ, cắt móng tay khi thực hiện bấm huyệt.
- Không bấm huyệt khi bàn tay xuất hiện vế bầm tím, bị thương hoặc sưng viêm.
- Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên kết hợp bấm huyệt bàn tay với ăn uống điều độ và tập luyện thể thao.
Cách bấm 14 huyệt trên bàn tay chữa các bệnh là ấn mạnh vào huyệt và day 36 lần theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện day ấn thường xuyên tại các huyệt này giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý và tăng cường sức khỏe.
The post 14 Huyệt Trên Bàn Tay Và Cách Day Ấn Chữa Bệnh Hiệu Quả appeared first on Đông Phương Y Pháp.
Nhận xét
Đăng nhận xét