Các Huyệt Vùng Bụng Và Cách Bấm Trong Y Học Cổ Truyền
Có nhiều huyệt vùng bụng, mỗi huyệt đạo đều có tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh lý. Vì vậy, nắm được vị trí, công dụng và cách bấm huyệt của các huyệt vị này sẽ rất hữu ích với sức khoẻ.
6 huyệt vùng bụng quan trọng nhất
Tại vùng bụng của cơ thể con người có 6 huyệt đạo chính. Mỗi huyệt vùng bụng này có vị trí, đặc tính và công dụng khác nhau, cụ thể:
Huyệt Thiên Khu
Đây là một trong số 36 huyệt đạo đặc biệt quan trọng trên cơ thể. Huyệt Thiên Khu còn được gọi là Du huyệt hay Khổng huyệt.
Đặc điểm:
- Vị trí: Nằm ngay ở vị trí ngang với rốn, đo ngang ra khoảng 2 thốn.
- Công dụng: Huyệt Thiên Khu được cho là có hiệu quả cao trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hoá như đại tràng co thắt, bệnh dạ dày, thận, tuỵ… và ngăn ngừa các triệu chứng kèm theo của bệnh dạ dày như nôn mửa, kiết lỵ dạng mãn tính…
- Cách bấm huyệt: Trước hết cần xác định chính xác huyệt Thiên Khu. Sau đó dùng hai ngón tay chạm lên hai huyệt đạo ở hai bên rốn. 3 ngón tay còn lại bám chặt ở mạng sườn. Ấn và day huyệt khoảng 2 phút rồi dừng lại. Nên thực hiện động tác từ 5 – 10 lần.
Huyệt Khí Hải
Cái tên Khí Hải được giải thích là từ ghép bởi “khí” và “hải” Trong đó, khí là nguyên khí, nguồn năng lượng cần thiết cho sự sống. Còn hải là biển, nơi mà các nguồn nước đổ về. Huyệt Khí Hải còn có tên gọi khác là Đan Điền, Hạ Hoang hay Bột Anh.
Đặc điểm:
- Vị trí: Từ lỗ rốn thẳng xuống 1.5 thốn. Khí Hải là huyệt đạo thứ 6 trong mạch Nhâm.
- Tác dụng: Huyệt Khí Hải được cho là có nhiều tác dụng trong lĩnh vực y học, võ thuật và khí công. Trong y học, huyệt Khí Hải có vai trò quan trọng trong việc điều trị liên quan đến kinh nguyệt, tiểu nhiều, đau bụng, đau quanh rốn… Trong khí công, huyệt giúp khí huyết lưu thông toàn thân, chữa bệnh suyễn…
- Cách bấm huyệt: Sau khi xác định đúng vị trí của huyệt, dùng tay tác động lực vừa đủ lên huyệt. Khi đó, huyệt đạo sẽ tác động đến hệ thần kinh, mạch máu. Nhờ đó sẽ giúp giảm đau theo tiết đoạn thần kinh, tăng khả năng lưu thông khí huyết…
Huyệt Chương Môn
Đây là huyệt đạo thứ 13 của kinh Can. Huyệt giữ vai trò chi phối lưu thông vận hành khí ra vào của 5 tạng khác nhau. Về tên gọi, chương mang nghĩa chướng ngại vật, còn môn có nghĩa là khai phá.
Đặc điểm:
- Vị trí: Ở ngang rốn, tại phần đầu xương sườn tự do thứ 11.
- Công dụng: Huyệt giúp hỗ trợ vận hóa trong cơ thể, tán hàn khí không tốt cho sức khỏe ở ngũ tạng đồng thời giúp giảm đau ở vùng hông sườn. Chưa hết, huyệt Chương Môn còn có tác dụng điều trị triệu chứng liên quan đến tiêu hóa như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, tiêu hóa kém….
- Cách châm cứu: Trong y học cổ truyền, để hỗ trợ điều trị, huyệt Chương Môn được sử dụng phương pháp châm cứu, không bấm huyệt. Khi châm cứu, cần châm thẳng hoặc xiên, sâu khoảng 0.5 – 0.8 thốn, cứu từ 3 –.5 tráng và ôn cứu 5 – 10 phút.
Huyệt Kỳ Môn
Huyệt chính là điểm giao nhau giữa đường thẳng qua đầu núm vú với đường ngang qua huyệt Cự Khuyết. Đây đồng thời là huyệt đạo số 14 của kinh Can.
Đặc điểm:
- Vị trí: Nằm thẳng đầu núm vú xuống dưới 2 xương sườn. Huyệt Kỳ Môn nằm ở mé ngoài huyệt Bất Dung, chỉ cách khoảng 1.5 tấc.
- Công dụng: Huyệt Kỳ Môn được xem là có tác dụng điều hòa bán biểu bán lý, hóa đờm, lợi khí, than huyết nhiệt và tiêu ứ, giúp chữa chứng ợ và nôn nước chua. Nếu được tác động đúng cách, huyệt còn giúp thông ký cho gan, các chức năng gan điều tiết hiệu quả.
- Cách bấm huyệt: Tại vị trí của huyệt đạo, dùng ngón tay ấn vào rồi thực hiện day ngón tay qua lại theo chiều lên xuống ở vùng da quanh huyệt. Nếu có cảm giác huyệt nóng dần tức là đã được tác động đúng cách. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày, mỗi lần khoảng 3 – 5 phút.
Huyệt Nhật Nguyệt
Nhật Nguyệt là huyệt vị thứ 24 trong kinh Đởm. Ngoài ra, huyệt còn có tên gọi khác là Đờm Mộ, Đởm Mạc, Thần Quang.
Đặc điểm:
- Vị trí: Nằm tại giao điểm của đường thẳng ngang qua đầu ngực với khoảng gian sườn số 7.
- Công dụng: Huyệt Nhật Nguyệt được cho là có tác dụng trị viêm dạ dày, gan viêm, túi mật viêm và nấc cụt.
- Cách châm cứu: Với huyệt Nhật Nguyệt, khi hỗ trợ điều trị bệnh lý, người ta thường sử dụng phương pháp châm cứu chứ không bấm huyệt. Cách châm cứu là châm xiên khoảng 0.5 – 0.8 thốn, cứu 3 – 5 tráng và ôn cứu 5 – 10 phút.
Huyệt Kinh Môn
Đây là huyệt đạo thứ 25 trong Kinh Đởm. Ngoài ra, huyệt Kinh Môn còn được gọi là huyệt Khí Du, huyệt Khí Phủ.
Đặc điểm:
- Vị trí: Huyệt nằm ngang vùng bụng, dưới bờ đầu xương sườn tự do dưới 12.
- Tác dụng: Kinh Môn là một trong những huyệt đạo quan trọng đối với hệ thống kinh mạch trên cơ thể con người. Khi tác động đúng cách vào huyệt sẽ đẩy mạnh quá trình lưu thông khí huyết, cơ thư giãn, từ đó giúp giảm đau thần kinh liên sườn. Bên cạnh đó, huyệt Kinh Môn còn hỗ trợ ổn định tiêu hóa, làm giảm tình trạng đầy bụng, tiêu chảy.
- Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay ấn vào vị trí huyệt đạo với một lực vừa đủ theo chiều kim đồng hồ trong thời gian 2 – 3 phút. Nên thực hiện 2 lần mỗi ngày. Có thể kết hợp cùng các loại cao, tinh dầu xoa bóp để hiệu quả cao hơn.
Phối hợp các huyệt vùng bụng và ngực trong pháp trị y học cổ truyền
Ngoài các huyệt ở vùng bụng, huyệt ở ngực cũng rất quan trọng và có thể kết hợp chúng cùng nhau để mang lại nhiều công dụng hữu ích. Dưới đây là một số huyệt vùng ngực thường được kết hợp cùng huyệt vùng bụng trong pháp trị y học cổ truyền:
- Huyệt Trung Quản: Nằm dọc trên đường giữa của bụng, cách rốn khoảng 4 đốt ngón tay và tạo với rốn một góc 90 độ. Huyệt có tác dụng ổn định và điều hòa chức năng dạ dày, giúp giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn…
- Huyệt Chiên Trung: Nằm ở điểm giao nhau của đường đi dọc giữa xương ức với đường đi ngang qua 2 đầu núm vú của nam giới hoặc nằm ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 của nữ giới. Huyệt có tác dụng điều khí, thanh phế, thông ngực, lợi mô… Nếu tác động đúng cách sẽ giúp trị đau tức ngực, khó sở, hen suyễn, nấc cụt…
- Huyệt Trung Phủ: Nằm phía dưới cuối ngoài của xương đòn gánh, cách 1 thốn. Huyệt có tác dụng trong điều trị hen suyễn, đau ngực, đau vai, viêm phế quản…
- Huyệt Thiên Đột: Nằm ở phần lõm trên của xương ngực, sát với phần xương ức và ngang với xương đòn ở cả hai bên. Huyệt có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về hô hấp, viêm họng, ho hen suyễn…
Lưu ý cần nhớ khi bấm huyệt trên bụng để điều trị bệnh
Xoa bóp, bấm huyệt được xem là phương pháp trị liệu khá an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đối với các huyệt vùng bụng nói riêng và các huyệt đạo trên cơ thể nói chung, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Tuyệt đối không tự ý xoa bóp bấm huyệt khi chưa có kiến thức về huyệt đạo hoặc chưa có ý kiến của bác sĩ, chuyên gia.
- Những người có chấn thương xương khớp, gồm cả vết thương kín và hở đều không nên bấm huyệt. Đó là bởi khi bấm huyệt, các tác động sẽ gây chấn thương ở vùng đó.
- Bệnh nhân có vết thương tấy đỏ hoặc lở loét cũng không nên xoa bóp bấm huyệt vì có thể gây nhiễm trùng.
- Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bấm huyệt
- Trước khi bấm huyệt, người bệnh cần giữ tinh thẩn thoải mái, tránh căng thẳng.
Bài viết trên đây đã cung cấp một vài thông tin về huyệt vùng bụng và ngực trên cơ thể. Nắm rõ được các kiến thức này sẽ giúp bệnh nhân có những lựa chọn tốt nhất trong hỗ trợ điều trị bệnh.
The post Các Huyệt Vùng Bụng Và Cách Bấm Trong Y Học Cổ Truyền appeared first on Đông Phương Y Pháp.
Nhận xét
Đăng nhận xét