Huyệt Lạc Chẩm: Vị Trí, Công Dụng Và Cách Bấm Huyệt Chữa Bệnh
Huyệt Lạc Chẩm là một trong những huyệt vị quan trọng và có nhiều lợi ích với sức khoẻ, đặc biệt là trị đau cổ vay gáy. Vậy lạc chẩm nằm ở đâu và cách tác động lên huyệt này như thế nào?
Huyệt Lạc Chẩm nằm ở đâu?
Huyệt Lạc Chẩm còn có tên gọi khác huyệt Hạn Cường. Đây là một trong những huyệt nằm trong hệ thống kỳ huyệt – những huyệt không nằm trên đường kinh của cơ thể nhưng vẫn là một trong các huyệt trên cơ thể. Huyệt vị này thường được sử dụng để điều trị đau cổ vai gáy nên có tên là Lạc Chẩm bởi trong đông y, đau cổ vai gáy được gọi là Lạc Chẩm. Lạc chẩm nằm trên hai mu bàn tay, giữa xương bàn tay số 2 (ngón trỏ) và số 3 (ngón giữa).
Tác dụng của huyệt Lạc Chẩm với sức khoẻ
Giống như nhiều huyệt khác trên cơ thể, huyệt Lạc Chẩm có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó chủ yếu là:
- Trị đau vai gáy: Đau cổ vai gáy là tình trạng thường gặp ở người trung tuổi và cao tuổi. Bệnh gây ra cảm giác đau đớn, khó khăn trong cử động ở vùng cổ. Theo y học cổ truyền, tác động vào một số huyệt trên cơ thể như Đại Chùy, Ngoại Quan, Thiên Trụ… có thể phòng ngừa và điều trị đau cổ vay gáy hiệu quả. Trong số đó, huyệt Lạc Chẩm được sử dùng phổ biến hơn cả.
- Trị vẹo cổ: Tác động đúng cách vào huyệt Lạc Chẩm giúp điều trị tình trạng vẹo cổ. Tình trạng vẹo cổ, đau cổ thường xảy ra do ngủ sai tư thế, gối đầu quá cao hoặc quá cứng. Vẹo cổ cũng có thể do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.
- Giảm đau dạ dày: Các thầy thuốc Đông y thường sử dụng phương pháp bấm huyệt Lạc Chẩm để chữa đau dạ dày. Tác động đúng cách vào huyệt đạo này giúp tăng cường lưu thông khí huyết đến các cơ quan tiêu hóa, nhờ đó giảm chứng đau dạ dày.
- Giảm đau họng: Bên cạnh đó, bấm huyệt Lạc Chẩm còn có tác dụng giảm chứng đau họng.
Bấm huyệt Lạc Chẩm trị đau cổ vai gáy thế nào?
Trước khi tác động vào huyệt đạo cần phải xác định chính xác vị trí của huyệt hạn cường. Hai phương pháp tác động vào Lạc Chẩm phổ biến nhất là bấm huyệt và châm cứu.
Cách bấm huyệt
Dưới đây là cách bấm huyệt Lạc Chẩm để cải thiện đau nhức vùng cổ:
- Sau khi xác định được vị trí huyệt đạo, dùng ngón tay trỏ của bàn tay còn lại day, ấn vào huyệt với lực vừa phải trong khoảng 2 – 3 phút.
- Người bệnh nên thực hiện 2 – 3 lần/ngày để giảm chứng đau vai gáy hiệu quả.
- Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả, bệnh nhân có thể kết hợp bấm huyệt Lạc Chẩm với huyệt tân thức.
Để trị vẹo cổ, dùng lòng bàn tay, cho thêm một chút dầu hoặc cồn hay muối sao nóng xoa cho vùng cổ nóng lên. Sau đó, dùng các ngón tay day ấn lên vùng cổ và vai trong vài phút. Với mỗi điểm, nên bắt đầu day bằng lực vừa phải khoảng 30 giây rồi chuyển sang ấn nhẹ đến mạnh trong 5 giây, nghỉ 2 giây lại tiếp tục ấn 3 – 4 lần.
Cách châm cứu
Châm cứu là phương pháp trị liệu sử dụng những cây kim để tác động sâu vào huyệt. Trong Đông y, châm cứu vào huyệt Hạn Cường được sử dụng khá phổ biến. Lưu ý, phương pháp châm cứu cần dược thực hiện bởi những người có chuyên môn và kinh nghiệm.
Sau khi xác định đúng vị trí huyệt đạo, dùng kim châm thẳng hoặc xuyên vào huyệt sâu từ 0.5 – 1 thốn. Khi châm cứu sẽ có cảm giác căng tức hoặc cảm giác như bị điện giật lan đến mút ngón tay.
Lưu ý cần nhớ khi bấm huyệt Lạc Chẩm
Là phương pháp Đông y phổ biến giúp trị nhiều bệnh song tác động vào huyệt thường là tác động trực tiếp đến mạch máu dưới ra nên bệnh nhân cần hết sức cẩn trọng. Để quá trình bấm huyệt, châm cứu an toàn, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tuyệt đối không bấm huyệt tại nhà khi không biết rõ vị trí huyệt cũng như cách bấm huyệt bởi nó có thể gây đau nhức, thậm chí tử vong.
- Bệnh nhân có vết thương hở hay kín và chấn thương xương đều không nên áp dụng phương pháp bấm huyệt, chấm cứu.
- Người mắc các bệnh truyền nhiễm hay bị nấm da tay cũng không nên bấm huyệt. Lý do là nó có thể làm lây lan bệnh cho người khác.
- Khi vừa uống rượu bia hay vừa ăn quá no hoặc quá đói, không được thực hiện bất kỳ biện pháp tác động nào vào huyệt.
- Để xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu được thực hiện an toàn, hiệu quả, nên chọn những cơ sở uy tín.
- Nhằm tăng cường hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên kết hợp châm cứu, bấm huyệt với chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện điều độ. Theo đó, người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, củ, quả, các loại cá và hạn chế thực phẩm dầu, mỡ, thực phẩm chế biến sẵn…
Huyệt Lạc Chẩm được biết đến với vai trò trị đau cổ vai gáy. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý xoa bóp bấm huyệt hay châm cứu tại nhà khi chưa có sự hiểu biết kỹ càng. Tốt nhất khi cơ thể có triệu chứng bất thường,nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn cách tác động vào huyệt đúng cách.
The post Huyệt Lạc Chẩm: Vị Trí, Công Dụng Và Cách Bấm Huyệt Chữa Bệnh appeared first on Đông Phương Y Pháp.
Nhận xét
Đăng nhận xét