Huyệt Ngư Tế: Vị Trí, Công Dụng Và Cách Tác Động An Toàn
Có xuất xứ từ thiên bản du, huyệt Ngư tế có tác dụng lợi họng, giảm sốt hay điều trị tích cực hòa vị…Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về vị trí, công dụng cũng như cách bấm – cứu huyệt đạo này.
Huyệt Ngư tế là gì? Nằm ở đâu?
Huyệt Ngư tế còn có tên gọi khác là huyệt Tế ngư, là huyệt thứ 10 thuộc Phế kinh. Tên gọi Ngư tế được hiểu một cách đơn giản như sau: Ngư có nghĩa là cá, tế nghĩa là lề, bờ.
Huyệt nằm tại vị trí giáp danh giữa vùng da trắng và vùng da đỏ, ở điểm giữa chiều dài của xương bàn tay 1. Sự nhô lên của bắp thịt tại đây tương tự khu vực tiếp giáp cả da gan tay và da mu tay của bụng con cá. Vì vậy, huyệt có tên Ngư tế.
Huyệt Ngư tế nằm ở mặt trong của lòng bàn tay. Lấy trung điểm giữa xương bàn tay cái, nơi tiếp giáp phần da đổi màu. Sau đó, gấp ngón tay trỏ vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào chỗ nào ở mô ngón tay cái thì đó chính là huyệt đạo.
Những tác dụng tuyệt vời của huyệt Ngư tế
Trong y học cổ truyền, huyệt Ngư tế được nghiên cứu và ứng dụng nhiều để cải thiện tình trạng của người bệnh nhanh chóng. Dưới đây là những công dụng chính của huyệt đạo này:
- Tác dụng tại chỗ: Huyệt có tác dụng làm đau và nóng bàn tay, lưu thông khí huyết, giảm tê bì bàn tay, cánh tay cũng như cải thiện chứng đau mỏi tay.
- Trị ho: Tác động đúng cách vào huyệt đạo giúp chữa ho ra máu, trị lao phổi, sốt, đau đầu, sưng họng, suyễn, mất tiếng, khàn giọng…
- Ngăn ngừa khí hư: Xoa bóp và bấm huyệt tế ngư giúp ngăn ngừa khí hư, sạch phổi, cải thiện tình trạng nhức đầu…
- Tăng khả năng tuần hoàn: Huyệt đạo này còn hỗ trợ tăng khả năng tuần hoàn ở cơ và da đồng thời giải phóng tình trạng co cơ, giảm đau nhức xương khớp, đâu tạng phủ.
- Lưu thông khí huyết: Ngoài ra, bấm huyệt còn làm thông kinh hoạt lạc, tăng cường khả năng lưu thông khí huyết, điều hòa âm dương….
Một số cách day bấm – châm cứu huyệt Ngư tế giúp trị bệnh
Để huyệt phát huy hết những công dụng với sức khỏe, y học cổ truyền sử dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt. Dưới đây là cách bấm huyệt giúp trị bệnh:
Bấm huyệt giúp giải độc
Huyệt Ngư tế có ảnh hưởng và liên kết đến phổi. Y học cổ truyền phương Đông cho rằng, đại tràng và phổi có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhiều vấn đề ở đại trang có thể cải thiện nhờ việc nâng cao “sức mạnh” ở phổi. Vì thế, day ấn huyệt này thường xuyên giúp kích thích dây thần kinh ở phổi, thanh lọc phổi, nhuận tràng…
Cách bấm huyệt khá đơn giản:
- Sau khi xác định chính xác vị trí huyệt đạo ở vùng dưới gốc ngón tay cái, ấn lực vừa đủ và day ấn.
- Khi tác động lên huyệt sẽ cho cảm giác hơi đau nhức hoặc nóng.
- Mỗi lần xoa bóp khoảng 5 phút.
- Có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi như lúc xem ti vi, đọc sách báo… để thực hiện day ấn huyệt.
Day ấn cải thiện đau răng
Tại vị trí của huyệt đạo, dùng ngón tay cái của tay phải ấn lên huyệt ở tay trái. Day ấn nhẹ trong khoảng 1 phút đến khi có cảm giác nóng ở bàn tay thì bỏ ra. Đổi tay và thực hiện tương tự đến khi cảm giác đau răng đỡ dần.
Bấm huyệt Tế ngư hỗ trợ cải thiện hen phế quả
Y học cổ truyền cho rằng, hen phế quản là vấn đề mãn tính, khó cải thiện. Do đó, việc can thiệp bằng tây y chỉ hiệu quả trong thời gian ngắn. Xoa bóp bấm huyệt có thể giúp cắt cơn hen và phòng tái phát. Dùng ngón tay cái day ấn tại vị trí huyệt khoảng 1 phút sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Cách châm cứu huyệt Tế ngư
Ngoài bấm huyệt, có thể châm cứu huyệt Tế ngư bằng cách:
- Hướng mũi kim về phía lòng bàn tay.
- Châm sâu, thẳng 0.3 – 0.5 tấc.
- Cứu 10 – 15 phút.
Phối hợp cùng các huyệt đạo khác
Bên cạnh đó, huyệt có thể phối cùng nhiều huyệt đạo khác để trị một số chứng bệnh gồm:
- Phối cùng huyệt Thái Uyên giúp trị viêm phế.
- Phối với huyệt Thái Khê có tác dụng trị rối loạn khí ở Phế.
- Nếu phối với huyệt Thái Bạch có thể trị loạn khí.
- Khi phối huyệt Chi Chính, Côn Lôn hay huyệt Hợp Cốc, huyệt Thiếu Hải, huyệt Uyển Cốt giúp trị cường.
- Phối với huyệt Dịch Môn có thể chữa họng đau.
- Phối huyệt Cự Cốt, huyệt Xích Trạch giúp trị ho ra máu.
- Phối huyệt Côn Lôn, huyệt Thừa Sơn có công dụng trị chuột rút.
Lưu ý quan trọng không thể bỏ qua khi tác động huyệt Tế ngư
Tuy là phương pháp an toàn nhưng khi bấm huyệt, người bệnh vẫn cần chú ý một số vấn đề sau để quá trình trị liệu an toàn và hiệu quả:
- Trước tiên phải xác định chính xác vị trí huyệt, tuyệt đối không nhầm huyệt. Nếu sai huyệt có thể gây biến chứng.
- Lực day ấn phải từ nhẹ đến mạnh và giữ khoảng 1 – 2 phút.
- Phụ nữ mang thai không nên trị liệu bằng phương pháp bấm huyệt Ngư tế cũng như các huyệt đạo khác.
- Người mới uống rượu, bia, chất kích thích cũng không được bấm huyệt.
- Không bấm huyệt khi bệnh nhân có vết thương hở, bị thương xương khớp, sưng tấy nhiễm trùng…
- Trong quá trình trị liệu, người bệnh nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe và hiệu quả trị bệnh cao hơn.
Trên đây là những thông tin hữu ích về huyệt Ngư tế với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ giúp độc giả có kiến thức về huyệt đạo để lựa chọn phương pháp trị liệu phù hợp và tốt nhất với cơ thể.
The post Huyệt Ngư Tế: Vị Trí, Công Dụng Và Cách Tác Động An Toàn appeared first on Đông Phương Y Pháp.
Nhận xét
Đăng nhận xét