Huyệt Ế Minh: Vị Trí, Tác Dụng Và Cách Tác Động Chữa Bệnh
Là huyệt đạo nằm sau vành tai, huyệt Ế Minh được cho là có tác dụng trong điều trị một số bệnh liên quan đến mắt, tai, đầu. Vậy, công dụng cụ thể và cách tác động vào huyệt vị như thế nào?
Huyệt Ế Minh là gì?
Huyệt Ế Minh được nhắc đến nhiều trong Châm cứu học Thượng Hải. Đặc tính của huyệt là đường nối giữa huyệt Phong Trì và Ế Phong. Trong số hàng trăm huyệt đạo trên cơ thể, huyệt Ế Minh là một tiểu huyệt nằm ở phần đầu.
Theo châm cứu học Thượng Hải, tứ Ế có nghĩa là quạt chỉ vành tai, còn Minh mang ý nghĩa rõ ràng.
Cách xác định vị trí huyệt Ế Minh
Các huyệt vị trên cơ thể thường nằm sát nhau nên khi xác định vị trí huyệt cần hết sức chú ý. Ế Minh nằm trên đường nối giữa huyệt Phong Trì và Ế Phong. Nếu tính từ huyệt Ế Phong thì huyệt Ế Minh ở vị trí sau một tấc đồng thân.
Xác định chính xác vị trí huyệt đạo giúp mang lại hiệu quả cao trong việc châm cứu và bấm huyệt. Hơn nữa, châm cứu đúng huyệt còn giảm thiểu tối đa rủi ro phát sinh như không đắc khí, chảy máu huyệt đạo, sưng đau…
Huyệt Ế Minh có tác dụng thế nào với sức khỏe?
Theo y học cổ truyền, mỗi huyệt đạo đều có tác động đến một số cơ quan trên cơ thể, giúp phục hồi chức năng. Trong đó, huyệt Ế Minh có công dụng đặc biệt trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến thị giác, thần kinh, thính giác. Cụ thể như:
- Về thính giác: Hỗ trợ điều trị tai điếc, ù tai và viêm mang tai.
- Về thị giác: Điều trị các chứng bệnh quáng gà, viễn thị, mắt kém, teo dây thần kinh thị giác.
- Về thần kinh: Huyệt có tác dụng cải thiện tình trạng tâm thần phân loạn, ngủ không ngon, mất ngủ.
Bên cạnh đó, huyệt Ế Minh còn có thể phối với các huyệt đạo khác trên cơ thể giúp trị bệnh như:
- Phối với huyệt Hợp Cốc, Thái Dương, Cầu Hậu, Thiếu Trạch, Thượng Tinh Minh giúp hỗ trợ chữa trị giác mạc trắng, mắt mờ do lão hóa.
- Kết hợp với huyệt Nội Quan, Ấn Đường và Tam Âm Giao có thể chữa mất ngủ.
- Nếu kết hợp cùng huyệt Phong Trì, Cầu Hậu, Thượng Tình Minh giúp chữa teo dây thần kinh thị giác.
- Kết hợp cùng huyệt Á Môn, Phong Trì, Thái Xung, Tứ Độc có tác dụng trị chóng mặt, ù tai trong hội chứng Meniere.
Cách tác động vào huyệt giúp trị bệnh hiệu quả
Để huyệt phát huy tối đa công dụng với sức khỏe, y học cổ truyền sử dụng phương pháp bấm huyệt và châm cứu.
- Cách bấm huyệt: Trước khi bấm huyệt cần xác định vị trí của huyệt Ế Minh. Sau đó dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa ấn nhẹ vào huyệt và xoay tròn khoảng 1 – 2 phút. Thực hiện đều đặn phương pháp này giúp giảm các triệu chứng mỏi mắt, đau đầu, chóng mặt, ù tai.
- Cách châm cứu: Tại vị trí huyệt đạo, châm thẳng kim vào huyệt với độ sâu 1 – 1,5 tấc đồng thân, cứu 10 – 15 phút.
Những điều cần chú ý khi xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt và châm cứu là những liệu pháp tinh hoa của y học cổ truyền. Mặc dù là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc an toàn, hiệu quả nhưng trong quá trình bấm huyệt cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Sau khi châm cứu, bấm huyệt, bệnh nhân cần sinh hoạt điều độ, kiêng cữ theo đúng yêu cầu của bác sĩ để quá trình trị liệu đạt hiệu quả cao.
- Hạn chế tác động trực tiếp, gây kích ứng đến huyệt đạo vì có thể làm giảm hiệu quả trị bệnh.
- Khi bấm huyệt cần chọn không gian yên tĩnh, hạn chế âm thanh, ánh sáng. Nếu không, người bệnh có thể ngồi thư giãn, ở tư thế thoải mái nhất có thể.
- Khi bấm huyệt, chú ý áp lực ngón tay vừa đủ, nếu áp lực quá mạnh sẽ gây đau nhức.
- Có thể sử dụng đầu tròn của gậy để vươn tới những huyệt đạo khó chạm.
- Không cần xoa bóp tất cả huyệt cho từng vùng đau, thay vào đó chỉ cần tập trung vào một số điểm có hiệu lực cao.
- Tuyệt đối không day ấn, bấm vào những vị trí đang bị sưng, viêm hoặc vết thương hở.
- Trước khi bấm huyệt, bệnh nhân không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Có thể ăn nhẹ trước khi tiến hành xoa bóp.
- Người bệnh cũng không nên dùng các chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê…
- Một liệu trình điều trị thường từ 10 – 15 lần, không nên thực hiện quá nhiều lần.
- Một số đối tượng không nên bấm huyệt hay châm cứu như người mắc bệnh gout, phụ nữ mang thai…
- Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như viêm khớp bàn chân, mắt cá chân, suy tim… cũng không được bấm huyệt.
- Khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt cần cắt móng tay và vệ sinh tay sạch sẽ, tránh làm trầy xước hoặc chảy máu huyệt vị.
- Tùy thuộc vào mức độ đau đớn và mục đích điều trị của từng bệnh nhân mà điều chỉnh lực tác động cho phù hợp.
- Để đạt hiệu quả trị liệu cao nhất, người bệnh cần kết hợp liệu pháp xoa bóp bấm huyệt với thuốc cùng lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học…
Trên đây là những thông tin cơ bản về huyệt Ế Minh. Hy vọng bài viết sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vị trí, công dụng cũng như các tác động để có thể chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
The post Huyệt Ế Minh: Vị Trí, Tác Dụng Và Cách Tác Động Chữa Bệnh appeared first on Đông Phương Y Pháp.
Nhận xét
Đăng nhận xét