Huyệt Trung Chữ: Vị Trí, Công Dụng, Cách Tác Dụng Chữa Bệnh

5/5 - (1 bình chọn)

Trên cơ thể có hơn 100 huyệt đạo và đều mang ý nghĩa quan trọng, với những chức năng riêng biệt. Huyệt Trung chữ là một trong những huyệt vị được biết đến với khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa, tác dụng cũng như cách tác động huyệt đạo này để chữa bệnh.

Huyệt Trung Chữ là gì? Ý nghĩa tên gọi và vị trí

Huyệt Trung Chữ còn được gọi với cái tên khác là huyệt Hạ Đô. Đây là huyệt đạo thứ 3 thuộc vào kinh tam tiêu. Huyệt đạo này có vị trí nằm ở phần hố lõm bên dưới khe xương bàn, ở giữa hai ngón tay 4 – 5. Theo giải phẫu nhìn giống như hình của bãi song nên được gọi tên là Trung Chữ. Huyệt này thuộc vào hành Mộc và huyệt Bổ.

Để xác định vị trí của huyệt đạo này nhìn trên mu bàn tay, huyệt sẽ nằm giữa phần xương ngón tay thứ 4 và thứ 5, tại điểm lõm xuống ở phía trên kẽ ngón tay chừng 1 thốn.

Huyệt trung chữ
Huyệt trung chữ

Giải phẫu và tác dụng của huyệt Trung Chữ đối với sức khỏe

Về giải phẫu, huyệt nằm ở dưới da, thuộc vào khe ở giữa gân duỗi ngón thứ 2 thuộc cơ duỗi chung và ngon tay với cơ duỗi riêng của ngón tay thứ 5, cơ gân của cốt mu tay, cơ gân của cốt gan tay, cơ giun, phần bờ trong đầu nằm phía dưới của xương bàn tay số 4. Thần kinh vận động cơ được tạo thành bởi các nhánh của dây thần kinh quay và các dây thần kinh trụ. Phần da là vùng huyệt đạo chi phối bởi các tiết đoạn thần kinh C8 hoặc là tiết đoạn D1.

Theo Y học cổ truyền, huyệt Trung chữ có nhiều tác dụng quan trọng như lợi nhĩ khiếu, hay sở khí cơ của thiếu dương, từ đó giúp trị liệu nhiều bệnh lý như:

  • Bệnh điếc, ù tai: Đây là tình trạng bệnh nhân không nghe thấy âm thanh, hoặc có nghe thấy tiếng ù bên trong tai nhưng lại không do nguồn phát âm bên ngoài tác động đến. Bệnh lý này đã được nghiên cứu và cho thấy rằng sử dụng phương pháp bấm huyệt Trung Chữ sẽ giúp trị bệnh hiệu quả và an toàn. Cần xác định đúng vị trí của huyệt đạo và sử dụng kỹ thuật day ấn đúng cách để cải thiện tình trạng bệnh.
  • Bệnh đau đầu: Tình trạng đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và thường ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Khi tác động vào huyệt Trung chữ sẽ giúp điều trị tình trạng đau đầu hiệu quả, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và phục hồi lại sự cân bằng cho cơ thể.
  • Đau họng: Biện pháp day ấn huyệt trung chữ để chữa đau họng đã được áp dụng từ rất xa xưa. Đến nay y học hiện đại cũng chứng minh rằng phương pháp này mang lại hiệu quả tốt và giúp giảm nguy cơ tái phát tình trạng này.
  • Liệt chi trên: Tình trạng liệt chi thường do tai nạn hoặc chấn thương nghiêm trọng gây ra. Theo y học hiện đại cần phẫu thuật để phục hồi di chứng. Ngoài ra, việc xoa bóp, bấm huyệt đạo trung chữ cũng cho thấy tác dụng hỗ trợ rất tốt. Nếu kiên trì trị liệu có thể đem lại tác dụng và phục hồi khả năng vận động của chi.

Ngoài ra, một số bài châm cứu – bấm huyệt còn phối huyệt Trung chữ và một số huyệt vị khác nhằm mang đến một số công dụng khác như sau:

  • Phối với huyệt Chi câu cùng huyệt Nội đình sẽ giúp chữa đau miệng, khó nuốt.
  • Kết hợp với huyệt Thái khê sẽ giúp chữa viêm họng sưng đỏ.
  • Tác động cùng huyệt Đại đôn cùng huyệt Túc tam lý sẽ giúp chữa thương hàn.
  • Phối với huyệt Dịch môn sẽ giúp chữa bệnh đau nhức cánh tay, bàn tay sưng đỏ.
  • Phối cùng huyệt Ế phong cùng huyệt Nhĩ môn sẽ giúp chữa bệnh ù tai, điếc tai.
Huyệt Trung Chữ có nhiều tác dụng trị bệnh
Huyệt đạo Trung Chữ có nhiều tác dụng trị bệnh

Cách day ấn, bấm huyệt, châm cứu huyệt trung chữ an toàn

Cách tác động vào huyệt đạo trung chữ bằng day ấn được thực hiện như sau:

  • Đặt ngón tay cái vào vùng giữa của khe ngón tay thứ 5 và khe ngón tay thứ 5.
  • Ngón trỏ đặt vào phần đối diện của huyệt đạo này rồi dùng lực day ấn liên tục trong 5 – 10 phút để phát huy tác dụng.

Nếu tác động bằng châm cứu cần thực hiện như sau:

  • Châm thằng kim hoặc xiên kim lên phí trên cổ tay, độ sâu từ 0,5 đến 1,5 thốn. Nếu châm đúng cách tại vị trí huyệt đạo sẽ thấy căng tức hoặc hơi tê lan dần ra phía đầu ngón tay, hoặc cảm giác như điện giật nhẹ xuống đầu ngón tay.
  • Cú trong 3 – 5 lửa.
  • Ôn cứu trong 5 – 10 phút.

Lưu ý:

  • Mặc dù huyệt đạo Trung Chữ có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên để có tác dụng như ý muốn cần tác động đúng cách và đúng thao tác kỹ thuật. Chính vì thế chỉ có những chuyên gia, bác sĩ đã qua đào tạo bài bản về kỹ thuật bấm huyệt, châm cứu mới có thể thực hiện liệu pháp này để trị bệnh.
  • Việc tự ý châm cứu hoặc day bấm huyệt đạo Trung Chữ tại nhà, nếu sai kỹ thuật, lệch lạc vị trí có thể dẫn tới các tác dụng phụ hoặc biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những lý giải chi tiết về huyệt Trung Chữ cũng như các cách tác động lên huyệt đạo này để chữa bệnh. Hi vọng thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho bạn khi cần tìm hiểu về hệ thống huyệt đạo của cơ thể.

The post Huyệt Trung Chữ: Vị Trí, Công Dụng, Cách Tác Dụng Chữa Bệnh appeared first on Đông Phương Y Pháp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 12 Thuốc Đông Trùng Hạ Thảo Được Ưa Chuộng Hàng Đầu

Klamentin 875/125 là thuốc gì? Tác dụng, liều dùng và giá bán

Xơ Vữa Động Mạch Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị