Huyệt Quan Xung: Cách Xác Định Vị Trí Và Công Dụng Chữa Bệnh

5/5 - (1 bình chọn)

Huyệt Quan Xung là cửa ải của huyệt Thiếu Xung và Trung Xung. Theo YHCT, đây là huyệt vị có tác dụng loại bỏ một số triệu chứng như đau đầu, viêm họng, sốt cao,….

Huyệt Quan Xung là gì?

Quan có nghĩa cửa ải, Xung có nghĩa xung yếu, ý chỉ kinh mạnh làm cho khí huyết mạnh lên. Huyệt là giao điểm của Thiếu Xung (Tm.1) và Trung Xung (Tb.9) nên được gọi là Quan Xung.

<img class="size-full wp-image-16049" src="https://ift.tt/SNxMKpq" alt="Huyệt Quan Xung nó có tác dụng cải thiện triệu chứng một số bệnh lý như đau họng, viêm họng, đau đầu, sốt cao,…” width=”768″ height=”400″ /> Huyệt Quan Xung nó có tác dụng cải thiện triệu chứng một số bệnh lý như đau họng, viêm họng, đau đầu, sốt cao,…

Theo quan điểm YHCT, Quan Xung là huyệt đạo quan trọng của cơ thể, nó có tác dụng cải thiện triệu chứng một số bệnh lý như đau họng, viêm họng, đau đầu, sốt cao,…

Ngoài ra, huyệt Quan Xung được coi là “đường” lưu thông di chuyển của khí và nước, là huyệt khởi đầu của tay. Huyệt vị này giúp khí và nước di chuyển dễ dàng trong cơ thể. Nhờ vậy, nó có tác tác dụng giải rượu, chống say rất tốt.

Vị trí Quan Xung huyệt và cách xác định

Huyệt Quan Xung nằm ở vị trí bờ trong ngón áp út, tính từ chân móng, huyệt cách 0.1 thốn (1 thốn = chiều cao/75).

Vị trí Quan Xung
Vị trí Quan Xung

Theo giải phẫu, huyệt nằm dưới da, ở giữa chỗ bám gân ngón đeo nhẫn của cơ gấp chung ngón tay sâu và cơ duỗi chung ngón tay. Vị trí chính xác cách bờ trong đốt 3 xương ngón áp út. Thần kinh vận động cơ là một nhánh của thần kinh quay và dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chịu tác động bởi tiết đoạn thần kinh C8 hoặc D1.

Tác dụng chữa bệnh của Quan Xung huyệt

Huyệt Quan Xung có nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời cho cơ thể, trong đó, phải kể tới khả năng hỗ trợ chức năng gan, giải rượu, trị đau đầu, viêm họng, sốt cao. Người có giác mạc mờ, mây trắng ché, thần kinh trước cánh tay đau nhức, khó giơ tay lên cao bình thường, ngón tay đau nhức có thể tác động huyệt để cải thiện triệu chứng.

Ngoài ra, khi kết hợp huyệt với các huyệt vị khác cũng giúp mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời như:

  • Trị sốt không ra mồ hôi, cảm phong nhiệt: Kết hợp Dịch Môn (Tam tiêu.2) với Phong trì (Đ.20), Thương Dương (Đt.1), Thiên Trụ (Bàng quang.10
  • Chữa họng tê, rụt lưỡi, khô miệng: Bấm Quan Xung kết hợp Khiếu Âm (Đ.44) và Thiếu Trạch (Tiểu trường.1).
  • Chữa tiêu khát, uống nước nhiều: Bấm Quan Xung kết hợp Thừa Tương (Nh.24), Nhiên Cốc (Th.2), Ý Xá (Bàng Quang.49).
  • Chữa uốn ván ở trẻ nhỏ: Bấm huyệt Quan Xung kết hợp với Đại Hoành (Tỳ 15).
  • Chữa chứng trúng phong bất tỉnh: Bấm huyệt Quan Xung kết hợp Thiếu Thương (Phế 11), Thương Dương (Đại trường.1), Trung Xung (Tâm bào.9), Thiếu Trạch (Tr.1).
  • Chữa tiêu khát: Bấm Quan Xung kết hợp Chiếu hải (Th.6) với Liệt Khuyết (Phế 7), Trung Quản (Nh.12), Tỳ Du (Bàng Quang.20), Túc Tam Lý (Vị 36).
  • Chữa sưng đau họng: Bấm Quan Xung với Ấn Bạch (Tỳ 1) với Thiếu Xung (Tm.9), Phong Long (Vị 40), Dũng Tuyền (Th.1).
  • Chữa khó nói, nói ngọng: Bấm Quan Xung huyệt kết hợp Á Môn (Đc.15).

Các tác động Quan Xung huyệt vị chữa bệnh

Để tác động huyệt chữa bệnh có hai cách là bấm huyệt và châm cứu. Việc châm cứu bấm huyệt cần thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Cụ thể:

Bấm Quan Xung huyệt chữa bệnh
Bấm Quan Xung huyệt chữa bệnh
  • Bấm huyệt: Sử dụng đầu ngón tay hoặc cây day huyệt ấn vào vị trí huyệt. Giữ trong vòng 10 giây sau đó từ từ thả lỏng 10 giây, rồi lặp lại 5 lần. Khi bấm huyệt, bạn sẽ có cảm giác hơi đau, nếu cảm thấy đau quá có thể dừng lại, nên bấm và day trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Châm cứu: Sử dụng kim châm cứu châm thẳng 0, 1 – 0, 2 thốn hoặc châm nặn máu. Châm cứu 1 – 3  tráng trong thời gian 5 – 10 phút.

Lưu ý khi tác động huyệt Quan Xung

Việc châm cứu, bấm huyệt Quan Xung giúp mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi tác động vào huyệt, để đảm bảo an toàn, tránh các biến chững không mong muốn có thể xảy ra, bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:

  • Trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ về tình trạng sức khỏe: Việc châm cứu, bấm huyệt cần được tránh thực hiện với phụ nữ mang thai bởi nó có thể kích thích chuyển dạ, sinh non. Do đó, nếu đang có em bé, bạn cần nói chuyện với bác sĩ châm cứu, bấm huyệt trước khi thực hiện. Tuỳ thuộc vào thể trạng của người mẹ cũng như sự phát triển của em bé, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có nên bấm huyệt hay không.
  • Cần sát khuẩn sạch sẽ trước khi châm cứu, bấm huyệt: Khi châm cứu bất cứ huyệt vị nào, cần đảm bảo kim châm được khử trùng sạch sẽ. Sau khi rút kim, bạn cũng cần đảm bảo giữa các “lỗ thủng” sạch để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Không tự ý châm cứu, bấm huyệt: Việc châm cứu, bấm huyệt cần được thực hiện theo hướng dẫn của người có chuyên môn, bác sĩ YHCT bởi nếu tự thực hiện có thể dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường. Nếu châm kim sau huyệt có thể gây teo cơ, bại liệt.
  • Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Bên cạnh việc châm cứu, bấm huyệt chữa bệnh, bạn cũng cần áp dụng các chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để cải thiện  sức khỏe.

Như vậy, bài viết đã mang tới cho bạn thông tin hữu ích về huyệt Quan Xung. Đây là huyệt vị giúp loại bỏ chứng đau họng, đau đầu, sốt cao rất tốt. Nếu muốn bấm huyệt hay châm cứu để chữa bệnh, hãy liên hệ với các bác sĩ để được tư vấn chi tiết.

The post Huyệt Quan Xung: Cách Xác Định Vị Trí Và Công Dụng Chữa Bệnh appeared first on Đông Phương Y Pháp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 12 Thuốc Đông Trùng Hạ Thảo Được Ưa Chuộng Hàng Đầu

Klamentin 875/125 là thuốc gì? Tác dụng, liều dùng và giá bán

Xơ Vữa Động Mạch Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị