Huyệt Trung Xung Nằm Ở Đâu? Tác Dụng Và Châm Cứu Ra Sao?

5/5 - (1 bình chọn)

Huyệt Trung Xung được biết đến là huyệt thứ 9 hay còn gọi là huyệt Bổ trên kinh Tâm Bào. Để biết cách xác định chính xác vị trí cũng như cách tác động hiệu quả huyệt vị này, mọi người hãy cùng theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về huyệt Trung Xung

Huyệt Trung Xung là một trong những huyệt vị nằm trên bàn tay, thuộc kinh Tâm Bào. Đông y thường sử dụng huyệt vị này để kích ngất, hỗ trợ điều trị hôn mê, sốt cao hay người bị tim quặn đau đột ngột, nhói tim tại chỗ.

  • Tên Huyệt: Trung Xung.
  • Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
  • Ý nghĩa: Huyệt nằm ở đỉnh ngón tay giữa (có nghĩa là trung), nơi chạm với mạch khí của tâm kinh (xung) vậy nên được gọi là huyệt Trung Xung (theo Trung Y Cương Mục).
  • Đặc Tính: Là huyệt thứ 9 (huyệt Bổ) trên kinh Tâm Bào, huyệt Tỉnh thuộc hành mộc. Đây cũng là huyệt đặc biệt có tác dụng trị rối loạn ở kinh Biệt của Tam Tiêu và Tâm Bào.
  • Công dụng chủ trị: Hôn mê, kích ngất, sốt cao, tim đau quặn.
Huyệt vị này nằm trên đầu ngón tay giữa, rất dễ xác định vị trí
Huyệt vị này nằm trên đầu ngón tay giữa, rất dễ xác định vị trí

Vị trí chính xác và công dụng của huyệt

Huyệt Trung Xung nằm ngay trên đầu ngón tay giữa (cả bên tay trái và tay phải), có thể dễ dàng xác định được vị trí của huyệt vị này khi quan sát bằng mắt thường. Lấy điểm chính giữa trên đỉnh đầu ngón tay đó chính là huyệt Trung Xung.

Khi giải phẫu, vùng da dưới huyệt là chỗ bám của gân ngón tay giữa, cơ gấp ngón tay sâu và đầu xương đốt thứ 3 của ngón tay giữa. Vùng da này bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7 hoặc C8. Thần kinh vận động chính là cơ nhánh của dây thần kinh giữa điều phối hoạt động của ngón tay nơi huyệt ngự.

Bàn về tác dụng của huyệt Trung Xung với sức khỏe, trong các tài liệu Đông y có ghi chép lại: “Huyệt vị này giúp khai khiếu, thanh tâm và thoái nhiệt. Khi tác động vào huyệt đúng cách sẽ mang lại hiệu quả theo kinh (chữa tim quặn đau) hoặc toàn thân (kích ngất, hôn mê hoặc sốt cao)”.

Người bị bệnh đau tim quặn thắt có thể tác động vào huyệt vị này để làm giảm triệu chứng
Người bị bệnh đau tim quặn thắt có thể tác động vào huyệt vị này để làm giảm triệu chứng

Ngoài ra, theo tài liệu YHCT – Quyển thứ 7 Giáp Ất, đối với trường hợp người bệnh bị nhiệt nóng bứt rứt, mồ hôi không ra, đau tim, người nóng, đau vùng gốc lưỡi thì bấm huyệt Trung Xung để trị. Khi tai bị điếc thì châm huyệt quanh tai, phối cùng với huyệt Đại Đôn, Linh Khu ở chân để trị (theo quyển Thiên “Quyết Bệnh”).

Cách tác động Trung Xung huyệt trong YHCT

Tùy vào huyệt đạo và vị trí của huyệt mà kỹ thuật châm sẽ khác nhau về góc độ kim và chiều sâu cứu, cụ thể:

Hướng dẫn châm cứu huyệt Trung Xung

Để tác động vào huyệt vị này, nên châm thẳng kim với độ sâu vừa phải từ 0.1 – 0.2 thốn hoặc châm dạng xuất huyết sau đó cứ 1 – 3 tráng, ôn cứu 3 – 5 phút. Lưu ý, trước khi cứu huyệt cần vô trùng kim, không bôi dầu hay bất kỳ dược liệu gì lên vị trí huyệt trước khi cứu. Người bị bệnh tâm thần cũng nên cứu huyệt vị này.

Cách phối với các huyệt vị khác

Các huyệt vị trên cơ thể có sự liên kết mật thiết với nhau, khi điều trị bấm huyệt, châm cứu có thể tác động đơn huyệt hoặc đa huyệt theo bộ phối để có hiệu quả tốt nhất. Các bộ phối này đã được nghiên cứu và kiểm định an toàn, mọi người tuyệt đối không tự phối các huyệt chưa được đề cập đến trong bộ phối. Trường hợp phối sai huyệt có thể khiến hệ thống kinh lạc bị rối loạn.

Riêng với huyệt vị này sẽ có một số bộ phối được ghi chép lại trong các tài liệu Đông như sau:

  • Phối 6 huyệt Đại Uyên, Kinh Cừ, huyệt Thiếu Xung, Trung Xung, huyệt Lao Cung và huyệt Liệt Khuyết trị lòng bàn tay bị nóng, khuỷu tay bị sưng (theo Thiên Kim Phương).
  • Bộ 2 huyệt Mệnh Môn, Trung Xung có tác dụng trị sốt, đầu đau dữ dội (theo Tư Sinh Kinh).
  • Kết hợp huyệt Liêm Tuyền với Trung Xung trị sưng đau dưới lưỡi (theo Bách Chứng Phú).
  • Phối huyệt vị này với huyệt Quan Xung, huyệt Thiếu Trạch, huyệt Thiếu Thương, huyệt Thương Dương, huyệt Thiếu Xung trị trúng gió bất tỉnh (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối huyệt Đại Chùy, Trung Xung và huyệt Hợp Cốc trị thương hàn dẫn đến sốt (theo Dương Kính Trai Châm Cứu Toàn Tập).
Phối huyệt Hợp Cốc với Trung Xung để trị thương hàn
Phối huyệt Hợp Cốc với Trung Xung để trị thương hàn

Lưu ý khi bấm huyệt – châm cứu hỗ trợ trị bệnh

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả trong thời gian điều trị bấm huyệt – châm cứu theoYHCT mọi người cần lưu ý:

  • Kiên trì theo sát liệu trình, không bỏ ngang giữa chừng.
  • Không tự ý châm cứu hay phối hợp huyệt, mọi người nên đến các trung tâm trị liệu uy tín để được bác sĩ tư vấn liệu trình phù hợp.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị. Không sử dụng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hay các chất kích thích có trong bia, rượu, cafe…
  • Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, hạn chế thức khuya hay ngủ không đủ giấc.

Tác động vào huyệt Trung Xung đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên những trường hợp bệnh lý nặng cần được bác sĩ thăm khám và điều trị bằng thuốc đặc trị hoặc y học hiện đại, bấm huyệt và châm cứu chỉ có tác dụng hỗ trợ và làm thuyên giảm triệu chứng mà không điều trị được tận gốc. Vì vậy mọi người lạm dụng và phụ thuộc vào liệu pháp điều trị này.

The post Huyệt Trung Xung Nằm Ở Đâu? Tác Dụng Và Châm Cứu Ra Sao? appeared first on Đông Phương Y Pháp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 12 Thuốc Đông Trùng Hạ Thảo Được Ưa Chuộng Hàng Đầu

Klamentin 875/125 là thuốc gì? Tác dụng, liều dùng và giá bán

Xơ Vữa Động Mạch Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị