Chứng Bệnh Mất Ngủ? Lời Cảnh Báo Đến Những Người Hiện Đại
Tình trạng mất ngủ thường xuyên lặp lại là lời cảnh báo không thể coi thường của cơ thể. Mất ngủ về đêm đang dần trở thành một triệu chứng bệnh lý vô cùng đáng ngại trong nhịp sống hiện đại bởi nó đang có xu hướng “trẻ hóa”. Bạn đã bao giờ tự hỏi: “mất ngủ kéo dài sẽ gây ra tác hại gì? đâu là giải pháp điều trị và khắc phục chứng mất ngủ tốt nhất?”. Hãy cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau đây.
Chứng bệnh mất ngủ – lời cảnh báo với những người hiện đại
Mất ngủ là một chứng bệnh rối loạn giấc ngủ rất phổ biến, nó là cho người bệnh suy giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Mất ngủ kéo dài khiến bạn thiếu hụt năng lượng, giảm tập trung và kéo theo rất nhiều hệ lụy khác như: suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, rối loạn tâm sinh lý…
Một cuộc nghiên cứu đã được tiến hành bởi các chuyên khoa thần kinh cho thấy: Số lượng bệnh nhân đến thăm khám vì mất ngủ đang tăng lên từng ngày. Đặc biệt, bệnh đang có xu hướng “trẻ hóa”, trong đó có tới khoảng 25% là người trong độ tuổi 18-30 tuổi. Chứng mất ngủ có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào, kể cả nam hay nữ, độ tuổi, nghề nghiệp hay địa vị khác nhau…
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: Với người trưởng thành, mỗi ngày cần ngủ trung bình khoảng 7 đến 9 giờ. Giấc ngủ cũng cần đạt chất lượng, ngủ liền mạch và ngủ sâu sẽ giúp cơ thể tỉnh táo, sảng khoái hơn rất nhiều.
Nhiều cuộc khảo sát cũng cho kết quả rằng thời gian ngủ trung bình của mỗi người sẽ giảm dần theo tuổi tác. Mất ngủ chia thành nhiều dạng khác nhau, những dạng phổ biến là: Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, giấc ngủ bị gián đoạn.
Đặc biệt, cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực xã hội đè nặng lên con người khiến cho ngày càng có nhiều người gặp phải tình trạng mất ngủ kéo dài. Căng thẳng, lo âu từ công việc, tài chính, gia đình, các mối quan hệ… chính là những rào cản đẩy con người vào trạng thái stress cực độ và hình thành chứng mất ngủ. Tình trạng thiếu ngủ khiến đàn ông lão hóa nhanh chóng còn phụ nữ cũng bị tác động xấu, nhất là với vấn đề sức khỏe sinh sản.
Mối nguy từ tình trạng mất ngủ cảm nhận rõ qua từng ngày
Mất ngủ đã và đang là một mối nguy lớn đối với xã hội hiện đại. Giấc ngủ bị ảnh hưởng kéo theo vô vàn hệ lụy nghiêm trọng với sức khỏe và cuộc sống thường nhật.
“Mất ngủ nguy hiểm thế nào?” là câu hỏi của nhiều người, câu trả lời chính là: Mất ngủ tạo tiền đề cho hàng loạt bệnh lý khác đang dần tấn công cơ thể. Những tác hại nghiêm trọng của việc mất ngủ có thể kể đến như:
- Gây não teo, tăng nguy cơ đột quỵ: Một công bố gần đây trên Tạp chí Neuroscience (Mỹ) cho biết: Nguy cơ teo não tăng đến 25% khi bệnh thiếu ngủ trở nên trầm trọng. Những người trẻ tuổi nếu ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 8 lần thông thường.
- Rối loạn tâm lý, cảm xúc: Mất ngủ gây rối loạn tâm lý, suy nghĩ tiêu cực, luôn luôn ở trạng thái lo âu, trầm cảm. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Thừa cân, béo phì: thiếu ngủ, khó ngủ làm thay đổi hoạt động não bộ, khiến người ta nhanh thấy đói và thường xuyên thèm ăn, đặc biệt là thực phẩm nhiều chất béo.
- Da xấu đi nhanh chóng:Tình trạng tăng tiết hormone cortisol, phá vỡ cấu trúc collagen sẽ làm cho làn da lão hóa nhanh. Những căn bệnh như: viêm da, nổi mụn, dị ứng sẽ càng trầm trọng hơn.
- Ảnh hưởng hệ tim mạch: Nhịp tim và huyết áp tăng cao hơn nhiều lần so với bình thường khi giấc ngủ bị gián đoạn. Những nghiên cứu đăng trên Tạp chí Tim mạch châu Âu cho biết: Nguy cơ tử vong tăng 48% do tim và các bệnh mạch vành phát triển từ chứng mất ngủ
- Suy giảm sinh lý: Tờ tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) từng công bố nghiên cứu nói về ảnh hưởng của chứng bệnh này tới testosterone trong cơ thể nam giới.
- Ung thư: Căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư vú sẽ có nguy cơ cao hơn gấp nhiều lần khi giấc ngủ bị ảnh hưởng.
- Tử vong: Giấc ngủ gián đoạn cũng sẽ tăng thêm nguy cơ tử vong. Nếu ngủ ít hơn 5 đến 7 giờ mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng đến tim và gia tăng nguy cơ đột quỵ, tai nạn lao động, tai nạn giao thông…
Như vậy, có thể khẳng định: Giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe hằng ngày. Người bị mất ngủ có thể cảm nhận rõ rệt sự suy giảm sức khỏe qua từng ngày. Vì thế, hãy chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt và đặc biệt là TỚI GẶP BÁC SĨ ngay khi có những triệu chứng này.
Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Chứng bệnh mất ngủ kéo dài không chấm dứt sẽ chuyển sang mất ngủ mãn tính. Mất ngủ mãn tính là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm sau đây:
- Dị ứng: Người bệnh tiếp xúc với các chất gây dị ứng có trong không khí sẽ xuất hiện những dấu hiệu viêm mũi, nghẹt mũi. Những triệu chứng này sẽ gia tăng mức độ vào ban đêm và làm gián đoạn giấc ngủ, gây khó ngủ thâm niên.
- Viêm khớp: Với những bệnh nhân viêm khớp cũng gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ. Ngược lại, khó ngủ cũng làm tăng thêm những triệu chứng sưng đau của các khớp. Bệnh tim: Các vấn đề về tim phổi cũng có biểu hiện là mất ngủ, nó làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và sức khỏe suy giảm.
- Bệnh liên quan đến tuyến giáp: Chức năng trao đổi chất trong cơ thể sẽ bị tác động lớn nếu tuyến giáp suy thoái. Bệnh tuyến giáp khiến bạn liên tục bồn chồn, cơ thể khó thư giãn, khó đi vào giấc ngủ.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Căn bệnh này cũng có dấu hiệu là mất ngủ vì nó khiến người bệnh ăn uống khó tiêu, nghẹt thở, nhất là khi nằm.
- Ảnh hưởng nội tiết tố: Nội tiết tố suy giảm, nhất là phụ nữ tiền mãn kinh là đối tượng dễ bị mắc chứng mất ngủ. Dấu hiệu mất ngủ ở độ tuổi ngoài 50 cũng là lời cảnh báo suy giảm nội tiết tố ở phụ nữ.
Mất ngủ mãn tính cũng có liên quan đến nhiều căn bệnh khác về thần kinh như: trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau chấn thương…
Đừng chủ quan với chứng mất ngủ kéo dài, hãy nói cho bác sĩ nghe về tình trạng của bạn
Nguyên nhân mắc bệnh từ chính lối sống hằng ngày
Nguyên nhân gây bệnh mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc vô cùng quen thuộc. Phần lớn người bệnh gặp phải triệu chứng này là do:
- Công việc, cuộc sống gây stress: Chính những lo âu, mệt mỏi khiến bạn suy nghĩ nhiều về công việc, chuyện tình cảm, gia đình… là nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp nhất. Những người trẻ tuổi chính là đối tượng dễ gặp nguyên nhân này hơn cả.
- Dung nạp các chất kích thích (rượu bia, trà, cà phê…) thường xuyên và uống trước khi ngủ gây hưng phấn thần kinh trung ương và dẫn đến mất ngủ.
- Môi trường: Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, ồn ào… là “thủ phạm” gây mất ngủ
- Lệch múi giờ: Khi di chuyển đến những vị trí địa lý khác cũng gây rối loạn đồng hồ sinh học của bạn, nếu không thể thích nghi được cũng là lý do khiến bạn bị mất ngủ
- Sinh hoạt, ăn uống phản khoa học: Thực phẩm và thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.
- Lạm dụng thuốc: Một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, corticoid… sử dụng quá lâu cũng sẽ gây ra tác dụng phụ và dẫn đến tình trạng mất ngủ
- Một số căn bệnh mãn tính: viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản… cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên chứng bệnh này.
- Đặc biệt, tất cả các yếu tố trên sẽ đều khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do. Chúng tấn công vào mạch máu não, thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối, cản trở dòng máu vận chuyển oxy lên não và gây ra những rối loạn cho cơ thể, đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh mất ngủ.
Muốn điều trị triệu chứng mất ngủ cần xác định được đâu là nguyên nhân gây mất ngủ. Đồng thời, khi hiểu rõ những nguyên nhân gây bệnh cũng giúp quá trình chẩn đoán, điều trị đạt kết quả cao hơn.
Phương pháp điều trị chứng mất ngủ phổ biến nhất hiện nay
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp và những lời khuyên tốt nhất cho quá trình điều trị. Có một số phương pháp chữa mất ngủ thường được dùng phổ biến hiện nay như:
Điều trị bằng thuốc – biện pháp tạm thời, đề phòng kháng thuốc
Hiện nay, có một số loại thuốc tân dược có khả năng điều trị bệnh mất ngủ, phổ biến nhất là nhóm benzodiazepin. Khi dùng những loại thuốc này, người bệnh cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc chống trầm cảm, căng thẳng cũng được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân gặp chứng mất ngủ.
Ngoài ra, có một số loại thuốc không thuộc nhóm benzodiazepin, chúng đa phần là những loại thuốc mới, không cần phải kê theo toa như: Melatonin, Ramelteon, thuốc chống loạn thần kinh… Bệnh nhân cũng có thể dùng đến những thực phẩm hỗ trợ như: tim sen, lá vông …
Chống mất ngủ nhờ thuốc Tây y cần chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, đề phòng tình trạng kháng thuốc và gây ra nhiều tác dụng phụ. Phương pháp điều trị này không được khuyến khích sử dụng và đặc biệt, người bệnh cần tránh lạm dụng thuốc ngủ.
Chuẩn bị giấc ngủ – giải pháp hỗ trợ thường dùng
Đây là một cách chữa bệnh không dùng thuốc. Người bệnh cần tạo tâm trạng thư thái, thoải mái trước khi đi vào giấc ngủ.
Để chuẩn bị tốt nhất cho giấc ngủ cần chú ý giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn, mền, trải giường cần vệ sinh sạch sẽ…
Điều trị bằng các liệu pháp tâm lý – giải tỏa căng thẳng nhưng chưa thể dứt điểm chứng mất ngủ
Để có giấc ngủ chất lượng thì giải pháp tâm lý đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hãy để cơ thể thư giãn, bỏ lại những lo lắng về công việc và cuộc sống khi đi ngủ.
Bạn có thể tập vài động tác nhẹ nhàng trước khi ngủ khoảng 10 đến 15 phút trước khi đi ngủ để thư giãn, hạn chế những căng thẳng tâm lý.
Xóa sạch nỗi lo mất ngủ với giải pháp từ vật lý trị liệu
Chữa mất ngủ nhờ các liệu pháp vật lý trị liệu là giải pháp mang nhiều ưu điểm nổi trội. Với liệu pháp này, người bệnh có thể được lựa chọn nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau như: châm cứu, điện châm (một dạng của châm cứu), xoa bóp bấm huyệt…
- Vật lý trị liệu có những ưu điểm nổi trội và được rất nhiều y bác sĩ đánh giá cao như:
- Giúp người bệnh tránh được những rủi ro và tác hại của thuốc kháng sinh
- Mang đến hiệu quả điều trị toàn diện, bệnh nhân hoàn toàn có thể dứt điểm chứng bệnh mất ngủ và hồi phục chức năng cơ thể
- Lưu thông khí huyết, phòng ngừa bệnh tật, lấy lại trạng thái cân bằng cho cơ thể
Tuy nhiên, khi lựa chọn vật lý trị liệu chữa mất ngủ, bệnh nhân cũng cần lưu ý cần kiên trì điều trị kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Vật lý trị liệu chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi thực hiện ở những đơn vị uy tín với đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi.
Làm gì để có một giấc ngủ chất lượng?
Để cải thiện tình trạng sức khỏe, ngủ sâu giấc và chất lượng hơn, người bệnh cần chú ý những điều sau đây:
- Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe, thực phẩm chứa nhiều tryptophan như: gà tây, ngũ cốc, sữa, phô mai, bơ…
- Thư giãn tinh thần, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp đọc sách, ngồi thiền, nghe nhạc, tập thể dục thường xuyên
- Giao lưu bạn bè, tham gia các hoạt động ngoài trời để cải thiện tâm trạng
- Đi ngủ đúng giờ và dậy sớm hơn
- Tránh xa các loại chất kích thích, hạn chế đồ ngọt và đồ ăn sẵn
- Tắm bằng nước ấm, ngâm chân mỗi tối để thư giãn
- Chú ý đến không gian phòng ngủ, giữ cho gian phòng sạch sẽ, thông thoáng
Mất ngủ hiện nay đang là một mối lo ngại lớn của xã hội với nhiều diễn biến bệnh lý phức tạp và số lượng người mắc bệnh tăng nhanh. Những biện pháp cải thiện mang tính chất tác động bên ngoài chỉ có khả năng hỗ trợ điều trị với trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bạn gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc kéo dài cần nhanh chóng tìm đến địa chỉ uy tín để điều trị kịp thời. Đừng chủ quan với sức khỏe của mình, bạn nhé!
The post Chứng Bệnh Mất Ngủ? Lời Cảnh Báo Đến Những Người Hiện Đại appeared first on Đông Phương Y Pháp.
Nhận xét
Đăng nhận xét