Béo Phì Độ 3 Là Gì? Cách Nhận Biết Và Giảm Cân Khoa Học

5/5 - (2 bình chọn)

Theo Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia, số trường hợp béo phì ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân béo phì độ 3 – cấp độ nghiêm trọng nhất của bệnh tương đối cao. Ở bài viết này, Đông Phương Y Pháp sẽ tổng hợp chi tiết về tình trạng này để bạn đọc tiện theo dõi.

Béo phì độ 3 là gì?

Béo phì gồm 3 cấp độ 1, 2, 3. Trong đó, béo phì độ 3 là mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh, xảy ra khi cơ thể bị tích tụ quá mức chất béo. Bệnh lý mãn tính này tiềm ẩn nhiều biến chứng khoa học nếu không phát hiện sớm, chủ động can thiệp giảm cân. 

beo phi do 3
Độ 3 là phân cấp cao nhất của béo phì, cần được can thiệp sớm

Béo phì cấp 3 được xác định thông qua chỉ số khối BMI – Body Mass Index với công thức: Cân nặng/[(Chiều cao)2], chỉ được áp dụng cho người trưởng thành. Theo đó, một người châu Á trưởng thành bị coi là béo phì mức 3 khi có chỉ số khối cơ thể trên 35, trong khi đó với người châu Âu là trên 40.

Theo WHO, tình trạng béo phì có liên quan đến yếu tố kinh tế, xã hội, chủng tộc, giới tính. Trước đây, bệnh chủ yếu xuất hiện tại các nước phát triển, tuy nhiên thời gian gần đây bệnh có xu hướng gia tăng ở cả quốc gia đang phát triển. Thực trạng này tác động khá lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội cũng như yếu tố con người nếu không sớm có biện pháp can thiệp.

Nguyên nhân gây béo phì độ 3

Béo phì mức độ 3 phát sinh do nhiều yếu tố, là sự tác động giữa căn nguyên bên ngoài và bên trong cơ thể. Bao gồm:

  • Ăn không kiểm soát, ăn ngay cả khi không đói: Thói quen dung nạp lượng lớn thực phẩm nhiều đường, chất béo, đồ đóng hộp, nước có gas… hoặc tiêu thụ lượng thực phẩm với tổng calo lớn hơn nhu cầu cơ thể sẽ gây ra tình trạng dư thừa calo, chúng được tích trữ trong cơ thể dưới dạng chất béo. Điều này khiến cân nặng tăng “chóng mặt” và gây nhiều phiền toái cho sức khỏe.
  • Di truyền: Ở một số bệnh nhân, béo phì có liên quan mật thiết với yếu tố di truyền. Nếu một em bé được sinh ra bởi cặp bố mẹ thừa cân thì nguy cơ bị béo phì của trẻ là 80%. Nếu không béo phì, trẻ có thể luôn trong tình trạng dư cân ngay cả khi tích cực tập luyện và tính toán calo trong mỗi khẩu phần ăn.
  • Mất cân bằng nội tiết: Mất cân bằng nội tiết làm tăng dự trữ mỡ khắp cơ thể, tăng cân, gây béo phì. Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân mắc hội chứng Cushing, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh suy giáp…
  • Vận động thể chất không thường xuyên: Ít tham gia hoạt động thể chất, thậm chí không vận động khiến cơ thể tăng tích trữ mỡ thừa. Tình trạng này kéo dài dẫn đến tăng cân, béo phì, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bệnh nhân.
  • Yếu tố cảm xúc: Cảm xúc ảnh hưởng nhiều đến thói quen ăn uống, nếu một người căng thẳng kéo dài sẽ có xu hướng ăn không kiểm soát, tiêu thụ lượng thức ăn lớn hơn nhu cầu của cơ thể. Vì vậy những người liên tục stress, tinh thần không thoải mái dễ gây nên tình trạng thừa cân, béo phì.
beo phi do 3
Các nguyên nhân gây cấp độ 3 béo phì tương đối lớn

Những rủi ro của béo phì độ 3

Theo các chuyên gia, rủi ro sức khỏe sẽ ngày một tăng lên nếu cân nặng tăng. Vì vậy là cấp độ cao nhất của bệnh, béo phì độ 3 ảnh hưởng đến gần như mọi cơ quan trong cơ thể, rút ngắn tuổi thọ bệnh nhân và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Béo phì cấp 3 có thể gây nên nhiều vấn đề như:

Dư thừa cân nặng buộc tim phải làm việc liên tục đảm bảo hoạt động bơm máu. Điều này làm tăng sức cản động mạch, dẫn đến huyết áp cao. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra tình trạng huyết áp cao sẽ trầm trọng hơn nếu bệnh nhân béo phì có phần mỡ tập trung chủ yếu ở vùng bụng.

  • Viêm xương khớp:

Theo Hội Viêm khớp Thế giới, việc dư thừa khoảng 10 pound (tương đương hơn 4,5kg) sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối. Nếu con số này lớn hơn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối, thoái hoá sụn khớp… ảnh hưởng lớn đến vận động của bệnh nhân.

  • Tiểu đường tuýp 2:

Béo phì độ 3 kết hợp với việc lười vận động thể chất làm phát sinh tình trạng kháng insulin. Từ đó, nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ tăng khi cân nặng tăng. Thống kê cho thấy, bệnh nhân có chỉ số BMI trên 35 sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao gấp 20 lần người bình thường.

beo phi do 3
Biến chứng bệnh tiểu đường tương đối nặng nề ở người béo phì
  • Chứng ngưng thở khi ngủ:

Béo phì độ 3 gây áp lực cho đường hô hấp trên, tiềm ẩn nguy cơ xẹp đường thở, làm giảm khả năng kiểm soát thần kinh cơ. Mặt khác, sự tích tụ của chất béo cũng làm giảm thể tích phổi khiến bệnh nhân khó thở hơn.

  • Bệnh tim mạch:

Việc chất béo tích tụ trong cơ thể dễ kéo theo những thay đổi của chức năng tim. Béo phì loại 3 có mối liên hệ mật thiết với nhóm bệnh huyết áp cao, tiểu đường, chứng ngưng thở khi ngủ, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ở bệnh nhân béo phì độ 3, suy tim sung huyết, đau tim, đột tử do lên cơn đau tim… là những biến chứng tim mạch có thể xảy ra.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tỷ lệ đột quỵ thường cao hơn ở những bệnh nhân béo phì. Việc cân nặng tăng quá mức sẽ khiến hệ tuần hoàn phải hoạt động liên tục, dễ làm hỏng mạch máu trong não và dẫn đến đột quỵ.

  • Hội chứng chuyển hóa:

Béo phì, đặc biệt là béo phì độ 3 luôn tiềm ẩn nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa (hội chứng kháng insulin). Đây là sự kết hợp của 3 hoặc nhiều tình trạng: Béo bụng, huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, mức chất béo trung tính lớn hơn 150 mg/dL, mức LDL (cholesterol tốt) dưới 40mg/dL đối với nam hoặc dưới 50mg/dL đối với nữ.

  • Các bệnh về gan, gan nhiễm mỡ: 

Khi trọng lượng của gan tăng 5-10% chất béo sẽ được gọi là gan nhiễm mỡ. Một người có thể bị gan nhiễm mỡ hoàn toàn không do rượu bia nếu thừa cân, béo phì, cholesterol cao, bệnh tiểu đường, chất béo trung tính cao…

  • Bệnh túi mật:

Béo phì cấp độ 3 có thể khiến túi mật khó được làm rỗng, dễ sinh sỏi túi mật. Ngoài ra, chỉ số cholesterol và bilirubin cao cũng có thể gây ra sỏi mật.

  • Bệnh thận:

Nghiên cứu đã chỉ ra, bệnh béo phì buộc thận phải hoạt động liên tục để phục vụ hoạt động trao đổi chất. Từ đó tình trạng này dẫn đến bệnh thận mãn tính cũng nhiều vấn đề khác liên quan đến thận.

  • Ung thư:

Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế cho biết, lượng mỡ trong cơ thể cao, nhất là nhóm người bị béo phì độ 3 sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư như: 

  • Nội mạc tử cung.
  • Thực quản.
  • Dạ dày.
  • Gan.
  • Quả thận.
  • Bệnh đa u tủy.
  • U màng não.
  • Tuyến tụy.
  • Đại trực tràng
  • Túi mật.
  • Nhũ hoa.
  • Buồng trứng.
  • Tuyến giáp.
beo phi do 3
Ung thư là biến chứng nặng nề nhất nếu cân nặng không được kiểm soát

Hướng điều trị và giảm cân cho bệnh nhân béo phì độ 3

Với nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh tật, làm giảm chất lượng cuộc sống, mục tiêu điều trị béo phì độ 3 là cải thiện sức khỏe. Đối với những bệnh nhân này, việc giảm cân tuy không thể loại bỏ tất cả những vấn đề sức khỏe do béo phì gây nên nhưng sẽ phần nào nâng cao thể trạng và tuổi thọ.

Dưới đây là phương pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân béo phì cấp 3:

Điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục, thay đổi thói quen

Điều này có nghĩa là bệnh nhân cần duy trì một chế độ ăn ít calo, chỉ ăn đủ mức năng lượng tiêu thụ của cơ thể/ngày. Đặc biệt cần tránh xa các món ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn nhiều đường, tinh bột… thay vào đó nên xây dựng thực đơn nhiều rau xanh, củ quả tươi, các loại hạt. 

Tổng lượng dinh dưỡng mà người béo phì độ 3 nên dung nạp 1 ngày:

  • Calo – 305.
  • Protein – 33 gam.
  • Chất xơ – 7 gam.

Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, bệnh nhân béo phì độ 3 cần tích cực tập luyện thể thao, tham gia các bộ môn vừa sức, phù hợp thể trạng. Ví dụ như bơi lội, đi bộ, chạy bộ, cầu lông,… Mỗi ngày nên dành 30-60 phút cho việc tập luyện để nâng cao thể lực, hỗ trợ giảm cân khoa học.

Đặc biệt, ngoài chế độ ăn uống và tập luyện, bệnh nhân cần chủ động thay đổi hành vi, thói quen sống, tự xây dựng mục tiêu giảm cân hợp lý. Đồng thời, hãy chủ động đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh xa rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas… Đây chính là giải pháp vàng giúp điều chỉnh cân nặng hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ.

beo phi do 3
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và thể thao giúp cải thiện sức khỏe

Sử dụng thuốc hỗ trợ

Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể gợi ý bệnh nhân sử dụng thuốc giảm cân nếu có quá nhiều vấn đề sức khỏe gây ra bởi béo phì. Tuy nhiên, cần lưu ý đây là các loại thuốc hỗ trợ đã được WHO thông qua và chỉ được phép sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng nếu không có sự hướng dẫn từ người có chuyên môn, nhất là các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc.

Tuy nhiên, không phải trường hợp bệnh nhân nào cũng được kê đơn sử dụng thuốc hỗ trợ giảm cân. Song song với việc dùng thuốc bệnh nhân phải ăn uống khoa học kết hợp tập luyện mới đạt được kết quả như ý.

Phẫu thuật can thiệp béo phì độ 3

Phẫu thuật là can thiệp cuối cùng trong trường hợp bệnh nhân béo phì độ 3 không đáp ứng chế độ dinh dưỡng, tập luyện hay sử dụng thuốc hỗ trợ. Các phẫu thuật ngoại khoa thường được áp dụng gồm:

  • Phẫu thuật tạo hình dạ dày nội soi (ESG): Là thủ thuật xâm lấn tối thiểu có mục đích hỗ trợ giảm cân. ESG được thực hiện thông qua việc đưa một ống nội soi qua đường miệng đi vào dạ dày rồi tiến hành khâu, thu nhỏ 80% kích thước dạ dày.
  • Thủ thuật Aspire Assist: Là phương pháp điều trị mới, giúp  hỗ trợ bệnh nhân béo phì độ 3. Với việc sử dụng thiết bị có tên Aspire Assist, thủ thuật giúp hút thức ăn ra khỏi dạ dày, ngăn chặn sự hấp thu của khoảng 30% lượng calo được tiêu thụ trước đó. Thủ thuật này chống chỉ định cho trường hợp tăng huyết áp, phụ nữ mang thai, người bị viêm ruột/loét dạ dày, bệnh nhân hay ăn uống, nhậu nhẹt hoặc từng làm phẫu thuật trước bụng.
  • Nội soi can thiệp – đặt bóng điều trị: Một thiết bị giống như quả bóng sẽ được bơm căng rồi đưa vào nhằm lấp đầy khoảng 40% thể tích dạ dày. Từ đó giúp bệnh nhân nhanh có cảm giác no, kiểm soát được lượng thức ăn tiêu thụ.
  • Một số phẫu thuật khác: Roux-en-Y, cắt tạo hình dạ dày hình ống, thắt dạ dày,… là những phẫu thuật cũng có thể được chỉ định trong điều trị béo phì độ 3.
beo phi do 3
Phẫu thuật là can thiệp cuối cùng nếu như các biện pháp khác không hiệu quả

Biện pháp phòng tránh béo phì độ 3

Béo phì độ 3 với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm cùng cơ thể “quá khổ” là điều không ai mong muốn. Vì vậy, việc chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh thừa cân, kiểm soát béo phì là điều vô cùng cần thiết.

Dưới đây là một số gợi ý mà mỗi người nên áp dụng để có cơ thể khỏe mạnh và luôn duy trì được cân nặng lý tưởng:

  • Ăn uống khoa học với thực đơn giàu rau xanh, trái cây tươi, các loại củ quả nhiều vitamin, ưu tiên sử dụng hạt và ngũ cốc. Đồng thời cần hạn chế đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ, đường… cũng như nội tạng động vật.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, các loại nước uống có gas, nước ngọt… nên thay thế bằng nước lọc, nước ép trái cây nguyên chất.
  • Tăng cường hoạt động thể chất, tham gia các môn thể thao phù hợp với thời gian biểu cũng như thể trạng. Ưu tiên mỗi tuần tập tối thiểu 150 phút, chia làm 4-5 buổi tập.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, hạn chế thức khuya trong thời gian dài vì sẽ gây ảnh hưởng cho gan, làm tăng cảm giác thèm ăn gây thừa cân, béo phì.
  • Thường xuyên theo dõi cân nặng, thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời điều chỉnh lối sống sinh hoạt cho phù hợp (nếu có bất thường).

Béo phì độ 3 là tình trạng tương đối nguy hiểm, cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu tiếp tục để cân nặng tăng không kiểm soát. Vì vậy, nếu nhận thấy cân nặng tăng bất thường, cơ thể nặng nề hoặc bất cứ dấu hiệu nghi ngờ béo phì nào mỗi người nên chủ động đến bệnh viện kiểm tra và nhận tư vấn từ bác sĩ.

The post Béo Phì Độ 3 Là Gì? Cách Nhận Biết Và Giảm Cân Khoa Học appeared first on Đông Phương Y Pháp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 12 Thuốc Đông Trùng Hạ Thảo Được Ưa Chuộng Hàng Đầu

Klamentin 875/125 là thuốc gì? Tác dụng, liều dùng và giá bán

Xơ Vữa Động Mạch Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị