BMI Trẻ Em Là Gì? Cách Tính, Đánh Giá Chỉ Số BMI Chuẩn Nhất

5/5 - (2 bình chọn)

Chỉ số BMI trẻ em được xem là thước đo đánh giá thể trạng mỗi bé, từ đó giúp phụ huynh điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, phương pháp vận động cho phù hợp. Tuy nhiên, do trẻ nhỏ vẫn liên tục phát triển, trưởng thành về mặt thể chất nên chỉ số BMI sẽ có những thay đổi theo từng độ tuổi. Bài viết dưới đây Đông Phương Y Pháp sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách đo BMI của trẻ em chính xác nhất.

Định nghĩa BMI trẻ em và công thức tính

BMI là viết tắt của cụm từ Body Mass Index, tiếng Việt nghĩa là “chỉ số khối cơ thể”. Chỉ số BMI trẻ em được tính dựa trên chiều cao và cân nặng của bé, mục đích là đánh giá thể trạng, sự phù hợp của chế độ dinh dưỡng và vận động. Từ đó đưa ra các can thiệp phù hợp giúp trẻ có cân nặng, vóc dáng tương xứng với độ tuổi.

Chỉ số BMI là thước đo đánh giá sự phát triển cân đối của trẻ
Chỉ số BMI là thước đo đánh giá sự phát triển cân đối của trẻ

Để đo BMI trẻ em, tính chỉ số này nhà khoa học người Bỉ Adolphe Quetelet đã nghiên cứu và đưa ra công thức: BMI = Số cân nặng/(Chiều cao)^2. Trong đó, cân nặng được tính bằng kilogam và chiều cao tính bằng mét.

Với công thức tính BMI này, bố mẹ có thể áp dụng cho cả bé trai và bé gái. Tuy nhiên, để tăng độ chính xác và tiết kiệm thời gian, phụ huynh cũng có thể truy cập một số website cung cấp công cụ hỗ trợ tính BMI trẻ em online uy tín.

Đánh giá BMI trẻ em theo chuẩn quốc tế

Thông qua kết quả BMI thu được, phụ huynh đối chiếu với biểu đồ tỷ lệ phần trăm chỉ số BMI để đánh giá thể trạng của bé. Biểu đồ thể hiện giới hạn độ tuổi từ 2-20 với các khung cố định, giúp phản ánh tình trạng thiếu cân, dinh dưỡng cân bằng, nguy cơ béo phì hay đang bị béo phì.

Biểu đồ theo dõi, đánh giá chỉ số BMI trẻ em
Biểu đồ theo dõi, đánh giá chỉ số BMI trẻ em

Dựa vào biểu đồ trên, có thể đưa ra đánh giá về tình trạng cân nặng của trẻ theo từng mốc tỷ lệ sau:

Dưới 5%

Nếu tỉ lệ phần trăm chỉ số BMI trẻ em thu được, đem đối chiếu với biểu đồ ở mức dưới 5% nghĩa là trẻ đang trong tình trạng thiếu cân. Lúc này, phụ huynh có thể dễ dàng nhận thấy trẻ gầy yếu do chưa được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết.

Khi tình trạng thiếu cân kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh còi xương, loãng xương… Ngoài ra, điều này cũng khiến hệ miễn dịch của trẻ ngày càng suy yếu, dễ mắc bệnh về nhiễm trùng, hạ huyết áp, da xanh xao vàng vọt…

Từ 5 đến 85%

Khi tỷ lệ phần trăm đối chiếu với biểu đồ ở mức này, nghĩa là sự phát triển của trẻ hoàn toàn bình thường, cân nặng và chiều cao tương xứng với nhau. Vì vậy mà thể trạng trẻ tốt, cơ thể khỏe mạnh, nguy cơ mắc bệnh được hạn chế. Đặc biệt, khi cơ thể phát triển cân đối trẻ cũng sẽ có xu hướng năng động, hoạt bát hơn.

Trên 85%

Con số này cho thấy trẻ đang có biểu hiện thừa cân và trong tình trạng béo phì. Vì vậy mà trẻ cũng dễ bị huyết áp cao, thừa lipid máu, các vấn đề liên quan đến tim mạch và tiểu đường… Ngoài ra, nếu trẻ béo phì và mỡ chủ yếu tích tụ ở cơ hoành thì khả năng hô hấp sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Đồng thời, các vấn đề về tiêu hoá cũng sẽ gia tăng như: Sỏi mật, gan nhiễm mỡ, táo bón, đầy hơi,…

Thông qua biểu đồ đánh giá BMI trẻ em, cha mẹ có thể đối chiếu và xác định tình trạng của con, từ đó điều chỉnh dinh dưỡng và vận động. Tuy nhiên, nếu đã có những thay đổi tích cực nhưng chỉ số không thay đổi thì phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện để được thăm khám, tư vấn chi tiết.

Xem thêm: Chỉ Số BMI Là Gì? Cách Đo, Tính BMI Chính Xác Nhất

Cách cân bằng chỉ số BMI ở trẻ, giúp bé khỏe mạnh

Như đã nói ở trên, cân nặng và chiều cao là 2 yếu tố quyết định đến sự cân bằng – mất cân bằng của chỉ số BMI. Song cả cân nặng và chiều cao của trẻ đều có thể tác động, thay đổi thông qua chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học.

Vì vậy, để BMI ở trẻ luôn đạt mức chuẩn, con khỏe mạnh và phát triển toàn diện phụ huynh nên:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Bố mẹ cần đảm bảo các bữa ăn của con đủ dinh dưỡng, luôn bổ sung rau xanh và trái cây tươi. Đa phần trẻ nhỏ có xu hướng lười ăn rau nên phụ huynh cần tập cho con thói quen này từ sớm, tích cực thêm rau và trái cây vào mỗi bữa ăn hằng ngày.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là rất cần thiết
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là rất cần thiết

Đồng thời, nên hạn chế cho con ăn đồ dầu mỡ, thức ăn nhanh, nước có gas, nước ngọt… Bởi đây là nhóm thực phẩm không có lợi cho sức khỏe của trẻ, là nguyên nhân gây tăng cân nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, phụ huynh nên bổ sung cho con lysine và các vitamin cần thiết như sắt, selen, kẽm… giúp kích thích ngon miệng, bảo vệ hệ tiêu hoá. Đây là yếu tố quan trọng giúp con hấp thu dưỡng chất đầy đủ, cơ thể phát triển khỏe mạnh.

Tìm hiểu ngay: 5 Cách Chữa Bệnh Béo Phì Hiệu Quả An Toàn Khoa Học Nhất

Điều chỉnh sinh hoạt, vận động

Tạo thói quen tập thể dục hàng ngày, vận động phù hợp với thể trạng là điều cần thiết đối với mỗi em bé. Theo đó, cha mẹ nên tạo điều kiện cùng con dành ít nhất 1 giờ mỗi ngày cho việc vận động, thể thao giúp trẻ thêm năng động, khỏe mạnh. Đồng thời, thói quen này cũng giúp cơ thể trẻ trở nên cân đối, đẩy lùi nguy cơ béo phì, chỉ số BMI luôn ở mức cân bằng.

Nên cho trẻ vận động thường xuyên để phát triển toàn diện
Nên cho trẻ vận động thường xuyên để phát triển toàn diện

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên chủ động theo dõi cân nặng, sự phát triển của trẻ. Nếu nhận thấy con thừa cân, cơ thể nặng nề cần can thiệp sớm để không ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của con. Đây là cơ sở quan trọng, tạo nền tảng cho sự phát triển của trẻ trong tương lai.

Chỉ số BMI trẻ em là căn cứ quan trọng để đánh giá thể chất, có vai trò đặc biệt trong theo dõi sức khỏe trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần theo dõi chỉ số này ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, nếu có bất thường nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, hỗ trợ phương pháp can thiệp phù hợp.

Không nên bỏ lỡ: 

The post BMI Trẻ Em Là Gì? Cách Tính, Đánh Giá Chỉ Số BMI Chuẩn Nhất appeared first on Đông Phương Y Pháp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 12 Thuốc Đông Trùng Hạ Thảo Được Ưa Chuộng Hàng Đầu

Klamentin 875/125 là thuốc gì? Tác dụng, liều dùng và giá bán

Xơ Vữa Động Mạch Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị